vĐồng tin tức tài chính 365

‘Cú lừa marketing’: Hồng từng là màu cực kỳ nam tính nhưng vì chiêu trò quảng cáo của các nhà sản xuất quần áo mới biến

2021-09-24 16:07

Khi nhắc đến màu hồng, hầu hết mọi người thường liên tưởng đến hình ảnh những bé gái mặc váy hồng, cầm trên tay những món đồ chơi như búp bê Barbie hay búp bê công chúa Disney trong bộ váy cùng màu. Đó là quan niệm đã ăn sâu vào tâm trí của chúng ta lâu nay bởi vô số cửa hàng quần áo, đồ chơi và nhiều ngành khác đều quảng cáo hồng là màu dành cho phái đẹp.

‘Cú lừa marketing’: Hồng từng là màu cực kỳ nam tính nhưng vì chiêu trò quảng cáo của các nhà sản xuất quần áo mới biến thành màu cho phái đẹp - Ảnh 1.

Hồng được coi là màu sắc tượng trưng cho sự nhẹ nhàng và nữ tính. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rằng quan niệm này hóa ra là một cú lừa!

"Ở thế kỷ 18, các cô bé và cậu bé thuộc tầng lớp thượng lưu đều mặc nhiều màu sắc khác nhau, bao gồm cả hồng và xanh da trời", Valerie Steele – giám đốc bảo tàng của Học viện Công nghệ Thời trang (FIT) tại New York, cho biết.

Thậm chí, màu hồng còn được coi là màu "nam tính". Leatrice Eiseman, chuyên gia về màu sắc và giám đốc điều hành của một học viện cho biết các cuốn catalogue và sách cũ, hồng là màu dành cho các bé trai.

"Nó có liên quan đến màu gốc là màu đỏ - tượng trưng cho sự mạnh mẽ, năng động và quyết liệt hơn. Dù màu hồng nhạt hơn nhưng nó vẫn được coi là màu dành cho phái mạnh", Eiseman nói.

‘Cú lừa marketing’: Hồng từng là màu cực kỳ nam tính nhưng vì chiêu trò quảng cáo của các nhà sản xuất quần áo mới biến thành màu cho phái đẹp - Ảnh 2.

Một bài báo có tựa đề "Pink or Blue", đăng trên tạp chí thương mại The Infants' Department năm 1918, nói rằng quy tắc phối màu thời đó là màu hồng cho nam giới và xanh da trời cho nữ giới. Lý do mà bài báo này đưa ra cũng trùng khớp với những gì Eiseman cho biết.

Trong khi đó, xanh da trời được coi là màu nhẹ nhàng và nữ tính nên phù hợp với nữ giới hơn. Vậy sự đảo lộn, xem màu hồng là dành cho nữ giới diễn ra khi nào?

Sự đảo lộn của màu hồng

"Vào những năm 1890 và đầu thế kỷ 20, các nhà sản xuất đã tìm cách bán nhiều quần áo trẻ sơ sinh và trẻ em hơn bằng cách gán với màu sắc. Một số công ty dán nhãn màu hồng cho bé gái, màu xanh da trời cho bé trai và ngược lại", Steele nói.

Lúc đó, màu hồng lần đầu tiên được kết hợp chặt chẽ với giới tính - nhưng không hoàn toàn gắn liền với phụ nữ. Trong thời kỳ này, nó được coi là "màu đỏ nhạt". Màu đỏ vốn dĩ được quan niệm là màu rất nam tính. Vì vậy, đồng phục của nam giới chủ yếu là màu đỏ và sau đó là màu hồng.

Năm 1927, bắt đầu có sự khác biệt theo khu vực giữa cách các cửa hàng dán nhãn màu sắc. Những cửa hàng như Best & Co. ở Manhattan và Marshall Field ở Chicago gán màu hồng cho bé trai trong khi cửa hàng Macy's ở Manhattan và Wanamaker's ở Philadelphia gán màu này cho bé gái.

Theo Steele, không có sự đồng thuận nào trong việc này. Những năm 1920, mọi người chỉ nghĩ rằng do nỗ lực của nhà sản xuất, có sự phân biệt nhất định giữa màu hồng và màu xanh da trời cho bé trai và bé gái.

Sau đó, bà tin rằng việc mua lại hai bức tranh vào có từ thế kỷ 18 của triệu phú người Mỹ - Henry Huntington đã thực sự góp phần biến màu hồng thành màu của bé gái. Một bức tranh tên là "The Blue Boy", vẽ một cậu bé mặc trang phục màu xanh da trời, bức còn lại tên là "Pinkie", vẽ một cô bé mặc trang phục màu hồng.

Việc mua tranh của Huntington được công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông Mỹ và mọi người bắt đầu nghĩ rằng từ hàng trăm năm trước, màu xanh đã dành cho bé trai và màu hồng dành cho bé gái. Tuy nhiên, Steele nói rằng điều đó không chính xác bởi các cô cậu bé và người trưởng thành ở thế kỷ 18 mặc cả hai màu này.

Một tờ báo khác viết: "Sau Thế chiến II (kết thúc năm 1945), các thương hiệu thời trang và nhà bán lẻ bắt đầu tung ra hàng loạt chiến lược marketing nhấn mạnh rằng hồng là màu hoàn hảo dành cho phái đẹp trong khi xanh da trời đột nhiên trở thành màu nam tính. Theo thời gian, sự phân biệt này ngày càng rõ rệt. Đến những năm 1950, màu hồng được coi là màu nữ tính ở các nước phương Tây.

Màu hồng ngày nay

Jo Paoletti, học giả và tác giả của cuốn "Pink and Blue: Telling the Girls From the Boys in America", cho biết ngày nay, nam giới thường mặc màu hồng để ngầm truyền đạt một điều gì đó. Đó có thể là "Tôi không bị ràng buộc bởi vấn đề giới tính".

Mặt khác, Eiseman cho biết hiện ngày càng có nhiều nam giới mặc màu hồng và họ không quá bận tâm đến việc sẽ bị người khác xem là ẻo lả. Các nhà nghiên cứu tại một công ty chuyên về phối màu nói rằng màu hồng đang được nam giới ưa chuộng nhiều hơn so với trước đây. Nhiều nhà sản xuất như Pink hay Ralph Lauren với những sản phẩm màu hồng dành cho nam giới đã giúp màu này trở nên phổ biến hơn với phái mạnh ngày nay.

‘Cú lừa marketing’: Hồng từng là màu cực kỳ nam tính nhưng vì chiêu trò quảng cáo của các nhà sản xuất quần áo mới biến thành màu cho phái đẹp - Ảnh 3.

"Tôi cho rằng thế hệ trẻ không có nhiều định kiến về màu sắc như các thế hệ trước – những người lớn lên ở thời mà màu hồng gắn liền với nữ giới", Eiseman nói.

Còn Paoletti tin rằng chúng ta vẫn chưa đạt đến điểm mà hồng chỉ đơn thuần là một màu sắc nhưng bà hy vọng điều này có thể thay đổi. Bà cho biết vào cuối những năm 1800, nếu một phụ nữ mặc đồ đen, mọi người thường cho rằng ai đó vừa qua đời và cô ấy đang để tang.

"Bây giờ, nữ giới mặc đồ đen mọi lúc mọi nơi và không ai nghĩ như vậy nữa", bà nói.

Nguồn: CNN, LH

Mộc Tiên

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Xem thêm: nhc.90322611142901202-ped-iahp-ohc-uam-hnaht-neib-iom-oa-nauq-taux-nas-ahn-cac-auc-oac-gnauq-ort-ueihc-iv-gnuhn-hnit-man-yk-cuc-uam-al-gnut-gnoh-gnitekram-aul-uc/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“‘Cú lừa marketing’: Hồng từng là màu cực kỳ nam tính nhưng vì chiêu trò quảng cáo của các nhà sản xuất quần áo mới biến ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools