vĐồng tin tức tài chính 365

Chủ sở hữu tiền số ở Trung Quốc tìm cách bảo vệ tài sản

2021-09-25 15:02

Hôm 24/9, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) tuyên bố tất cả giao dịch liên quan đến tiền kỹ thuật số là bất hợp pháp và sẽ bị truy quét. Nguyên nhân bởi chúng được cho là "gây nguy hiểm nghiêm trọng đến an toàn tài sản của nhân dân".

Bitcoin đã giảm 6% và Ether giảm 10%, trong bối cảnh có đợt bán tháo vào hôm qua, khi các nhà đầu tư nhận được thông tin này. Đến 13h trưa 25/9 giờ Việt Nam, trên CoinMarketCap, giá Bitcoin dao động quanh mức 42.500 USD, giảm 4% trong 24 giờ qua. Trong khi đó, Ether giao dịch tầm 2.900 USD, giảm gần 5,5%.

"Kể từ khi thông báo cách đây chưa đầy hai giờ, tôi đã nhận được hơn chục tin nhắn - email, điện thoại và ứng dụng được mã hóa - từ những chủ sở hữu tiền số Trung Quốc về việc tìm kiếm giải pháp truy cập và bảo vệ tài sản trên các sàn giao dịch nước ngoài và ví lạnh (ví lưu trữ tiền số nhưng không kết nối Internet)", David Lesperance, Luật sư làm việc tại Toronto (Canada), nói hôm 24/9.

Ông David Lesperance cho rằng, động thái của Trung Quốc là một nỗ lực đóng băng tài sản tiền số để người nắm giữ không thể làm bất cứ điều gì hợp pháp với chúng.

"Cùng với việc không thể làm gì với tài sản cực kỳ biến động này, tôi nghi ngờ rằng chính phủ Trung Quốc sẽ đề nghị người nắm giữ chuyển đổi tiền số của họ sang đồng nhân dân tệ điện tử với giá thị trường cố định trong tương lai", ông bình luận.

Vị luật sư nói rằng, ông đã dự đoán điều này từ trước, như một phần trong các động thái của chính phủ Trung Quốc nhằm loại bỏ mọi cạnh tranh tiềm năng đối với đồng nhân dân tệ điện tử sắp tới.

PBOC khẳng định, tất cả giao dịch liên quan đến tiền số ở Trung Quốc là bất hợp pháp, bao gồm cả các dịch vụ được cung cấp bởi các sàn giao dịch nước ngoài. Các dịch vụ giao dịch, khớp lệnh, phát hành token và phái sinh cho tiền ảo đều bị nghiêm cấm.

Giám đốc điều hành Bespoke Growth Partners, Mark Peikin cho rằng đây là sự khởi đầu của một áp lực lớn và ngắn hạn lên giá Bitcoin và các loại tiền điện tử khác. Theo ông, "những rủi ro mà các nhà đầu tư Trung Quốc phải đối mặt sẽ có tác động lan tỏa đáng kể" dẫn đến biến động trên thị trường tiền số của Mỹ.

Một Bitcoin ATM ở Hong Kong. Ảnh: AP

Một Bitcoin ATM ở Hong Kong. Ảnh: AP

Năm 2013, Trung Quốc ra lệnh cho các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán bên thứ ba ngừng sử dụng Bitcoin. Nhà chức trách cấm phát hành token năm 2017 và cam kết sẽ tiếp tục nhắm mục tiêu vào các sàn giao dịch tiền số năm 2019. Đầu năm nay, việc Trung Quốc cấm khai thác tiền số đã khiến một nửa mạng Bitcoin toàn cầu ngoại tuyến trong vài tháng.

"Thông báo hôm 24/9 không hoàn toàn mới và cũng không phải là một sự thay đổi trong chính sách", Boaz Sobrado, Nhà phân tích dữ liệu fintech tại London, nhận xét.

Nhưng lần này, thông báo đó liên kết đến 10 cơ quan, bao gồm các đơn vị quan trọng như Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Bộ Công an, nhằm thể hiện sự đoàn kết hơn nữa giữa những người đồng cấp hàng đầu của nước này trong việc chống lại tiền số. Cơ quan Quản lý Ngoại hối Nhà nước cũng lên tiếng, có thể là dấu hiệu cho thấy việc thực thi sẽ tăng lên.

Và không giống như các tuyên bố của chính phủ trước đây chỉ đề cập đến tiền kỹ thuật số nói chung, lần này, nhà quản lý Trung Quốc chỉ thẳng các đồng tiền cụ thể như Bitcoin, Ethereum và Tether.

"Nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đã từng phớt lờ cuộc trấn áp mới nhất và lớn nhất của chính phủ Trung Quốc đối với giao dịch tiền số trong vài tháng qua, có thể giờ không còn hào hứng nữa", Peikin nói.

Theo Peikin, từ trước đến nay, phần lớn các nhà đầu tư Trung Quốc vẫn nhộn nhịp đầu tư tiền số bằng cách sử dụng các thị trường phi tập trung nội địa hoặc các nền tảng nước ngoài để đạt được thỏa thuận về giá. Sau đó, họ chuyển nhân dân tệ thông qua các nhân hàng hoặc nền tảng fintech để thanh toán.

Nhưng PBOC đã cải thiện khả năng giám sát các giao dịch tiền điện tử. Gần đây họ đã cấm các công ty fintech, bao gồm cả Ant Group, không cung cấp các dịch vụ liên quan đến tiền số. Do đó, theo Peikin các phương thức giao dịch của nhà đầu tư Trung Quốc sẽ ngày càng hẹp dần.

Tuyên bố từ PBOC bổ sung thêm các tin tức khác về Trung Quốc trong tuần này, tạo nên cuộc khuấy động trên thị trường tiền số. Trước đó, cuộc khủng hoảng của Evergrande đã làm dấy lên lo ngại về bong bóng bất động sản đang gia tăng ở Trung Quốc. Nỗi sợ hãi đó đã lan rộng khắp nền kinh tế toàn cầu, khiến giá của nhiều loại tiền số chìm trong sắc đỏ.

Tuy nhiên, không phải tất cả đều tin rằng áp lực đi xuống đối với thị trường tiền số sẽ kéo dài. Theo Sobrado, thị trường đang phản ứng quá mức với thông báo từ PBOC, do rất nhiều khối lượng giao dịch ở Trung Quốc được phân cấp và tiến hành theo phương thức ngang hàng (P2P). Sobrado cho biết các sàn giao dịch tiền số P2P khó bị theo dõi và càng quét hơn.

Lesperance còn cho rằng tin tức hôm qua có thể củng cố thị trường đầu tư coi tiền số như một loại tài sản, vì chúng là hàng rào chống lại rủi ro nợ công. Cuối cùng, câu hỏi lớn nhất là liệu chỉ thị mới nhất này của Bắc Kinh có hiệu quả hay không.

"Giới tiền số đùa rằng Trung Quốc đã cấm tiền số hàng trăm lần. Tôi sẵn sàng đặt cược rằng mọi người vẫn sẽ giao dịch Bitcoin ở Trung Quốc cả năm nữa tính từ lúc này", Sobrado nói.

Phiên An (theo CNBC)

Xem thêm: lmth.9091634-nas-iat-ev-oab-hcac-mit-couq-gnurt-o-os-neit-uuh-os-uhc/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chủ sở hữu tiền số ở Trung Quốc tìm cách bảo vệ tài sản”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools