Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng với hơn 5.000 điểm mỏ, 60 loại khoáng sản khác nhau. Trong đó, có một số loại có trữ lượng quan trọng như bô xít, apatit, titan, than, đất hiếm, granit… Ngoài ra, còn có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt rất lớn. Khoáng sản phân bố chủ yếu ở vùng trầm tích từ Nam tới Bắc.
Khoáng sản là nguyên liệu chính cho nhiều ngành công nghiệp then chốt và có đóng góp rất quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và thu ngân sách. Theo báo cáo của Tổng cục Thuế, trung bình mỗi năm Nhà nước thu cho ngân sách từ tiền cấp quyền cho khai thác khoáng sản khoảng 4.000 - 4.500 tỷ đồng. Đây là số tiền thu từ các doanh nghiệp được cấp phép.
Tuy nhiên, số tiền thuế trên đã sát với hoạt động khai thác khoáng sản hay chưa vẫn là một câu hỏi lớn?
Khai thác khoáng sản trái phép là vi phạm pháp luật nhưng vẫn diễn ra ngang nhiên tại nhiều nơi.
Thời gian qua, nạn khai thác khoáng sản trái phép diễn ra rất phức tạp. Khoáng sản bị đánh cắp, đồng nghĩa với việc Nhà nước sẽ thất thu tiền cấp quyền khai thác, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên môi trường và phí bảo vệ môi trường.
Khoáng sản bị đánh cắp nền kinh tế sẽ chịu thiệt hại, số lượng và tốc độ khai thác còn khiến cho lượng dự trữ của thế hệ sau bị đe dọa do cạn kiệt.
Hiện nay ngoài vàng bị khai thác trái phép, than, quặng, đá, cát sỏi, titan… cũng trong tình trạng tương tự. Tại sao khai thác khoáng sản lại diễn ra phức tạp như vậy? Các đối tượng đã làm cách nào để xúc, đào hút được tài nguyên lên?
Với các lĩnh vực khác, thường thủ đoạn phải mới và ngày càng tinh vi mới có thể thực hiện được. Còn khoáng sản nhiều năm nay vẫn cùng một thủ đoạn. Đáng nói có những vụ đã chứng minh được sự liên quan tiếp tay của một số cán bộ quản lý.
Trong chương trình Tiêu điểm Kinh tế, phóng viên VTV đã có những ghi nhận cụ thể về hoạt động khai thác khoáng sản đang diễn ra thời gian qua, cũng như phản ánh vai trò của cơ quan quản lý về vấn đề này.
VTV.vn - Khai thác khoáng sản đem về nguồn thu thuế tài nguyên, tăng phí bảo vệ môi trường cho địa phương nhưng việc phân bổ ngân sách đã thực sự đảm bảo quyền lợi cho người dân?
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.56892818062901202-uad-o-gnan-cuhc-nauq-oc-pac-hnad-ib-nas-gnaohk/et-hnik/nv.vtv