Nhân viên siêu thị được tổ chức tiêm vắc xin để có thể đi làm trở lại bình thường - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Sau hai năm, các doanh nghiệp trên toàn quốc đã trải qua 4 đợt bùng phát của dịch bệnh COVID-19 và đang đối mặt muôn vàn khó khăn.
Để chuẩn bị cho buổi làm việc, hội cũng đã có ghi nhận nhiều ý kiến của doanh nghiệp, trong đó tập trung các phản ánh về khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng, dòng tiền, huy động và bố trí nhân công, lực lượng lao động.
Đặc biệt trong thời gian gần đây, việc áp dụng các chính sách giãn cách xã hội tại nhiều tỉnh thành trên cả nước đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là trong khâu tổ chức sản xuất, lưu thông hàng hóa.
Theo ông Đặng Hồng Anh, hiện nay công cuộc chống dịch còn hết sức tốn kém, cần nhiều chi phí, trong đó có chi phí xét nghiệm nhanh.
Cũng giống như vắc xin, hội đề xuất Bộ Y tế chủ trì cùng các địa phương đàm phán trực tiếp với các nhà sản xuất bộ kit xét nghiệm nhanh để mua số lượng lớn đến 100 triệu bộ với chi phí gốc, ước tính giá 1,5 USD/bộ. Nếu mua được giá gốc với số lượng lớn thì có thể tiết kiệm được cho ngân sách hàng nghìn tỉ đồng.
Về hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng, vừa qua Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư 14, trong đó quy định điều kiện giãn nợ trong vòng 12 tháng là rất kịp thời. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết của thông tư này là phải chứng minh doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi COVID-19 và được ngân hàng đánh giá có khả năng trả nợ sau thời gian giãn nợ.
Theo Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, quy định này rất khó cho doanh nghiệp. Do đó, kiến nghị xem xét các doanh nghiệp đều khó khăn như nhau và được giãn nợ đồng loạt 6-9 tháng không để xuống nhóm nợ, trừ các ngành vẫn hoạt động tốt trong đại dịch như ngành y tế, thực phẩm, sắt thép…
Về thời gian thủ tục hành chính, để hỗ trợ và bù lại thời gian giãn cách, hội kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan chính quyền giảm một nửa thời gian thủ tục hành chính hiện hành, ví dụ thủ tục 30 ngày thì giảm còn 15 ngày.
Về việc giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng, kiến nghị mức giảm 50% đến hết tháng 6-2022 đối với thuế suất giá trị gia tăng và áp dụng đại trà, không chọn lọc về mặt hàng nhằm giảm chi phí đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó giảm giá cho khách hàng tiêu dùng.
Đây là chính sách tương đối phù hợp với mức giảm quy mô ngân sách, thuận lợi cho công tác quản lý thuế và mức giảm đủ lớn để có tác dụng kích cầu. Và có thể gia hạn tùy theo tình hình kiểm soát dịch bệnh và tái khởi động nền kinh tế.
Kiến nghị gia hạn thời gian thực hiện một số dự án đầu tư công được thực hiện hoặc hợp tác với các doanh nghiệp tư nhân do ảnh hưởng bởi COVID- 19 như các dự án năng lượng…
Cụ thể, một số dự án điện gió đã ký cam kết vận hành trước tháng 11-2021 có thể bị trễ tiến độ do gián đoạn bởi giãn cách.
Kiến nghị Bộ Y tế thống kê và có thể đưa một số bài thuốc nam, thuốc bắc của Đông y vào danh sách thuốc điều trị COVID-19. Tận dụng được nguồn dược liệu của Việt Nam.
Cuối cùng, khi thành lập các tổ tư vấn về các kế hoạch phục hồi kinh tế, đề xuất cho các hiệp hội tham gia cùng với các chuyên gia kinh tế vì các hiệp hội và các doanh nghiệp có nhiều thông tin thực tiễn hơn, sẽ có ích trong việc góp ý kiến, bám sát nhu cầu của doanh nghiệp.
TTO - Phát biểu tại hội nghị trực tuyến của Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp sáng 26-9, ông Phạm Tấn Công -chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) - cho rằng nếu giãn cách xã hội mãi các doanh nghiệp sẽ sụp đổ.
Xem thêm: mth.83532301162901202-gnout-uht-ned-iug-ert-nahn-hnaod-ioh-ihgn-neik-7/nv.ertiout