vĐồng tin tức tài chính 365

Mở cửa kinh tế: Cần đồng bộ giải pháp, bắt đầu từ đi lại

2021-09-26 12:55

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí sử dụng 30.000 tỷ đồng hỗ trợ trực tiếp người lao động

Cuối tuần này, sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ký ban hành Nghị quyết về việc ban hành chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp. Thông tin được nhiều tờ báo đăng tải.

Theo báo Nhân dân, Nghị quyết này làm căn cứ để Chính phủ sử dụng 30.000 tỷ đồng từ kết dư Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp năm 2020 để hỗ trợ trực tiếp cho người lao động một lần bằng tiền. Người sử dụng lao động được giảm mức đóng từ 1% xuống 0% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp với quy mô khoảng 8.000 tỷ đồng.

Chuẩn bị sống bình thường mới: Đỉnh căng thẳng đã qua

Những chờ đợi và hy vọng về ngày dịch COVID-19 được kiểm soát đang tới gần, mọi thứ đang dần tốt hơn lên. Thông tin được khái quát bằng hàng tít ấn tượng trên báo Tuổi trẻ: "Chuẩn bị sống bình thường mới: Đỉnh căng thẳng đã qua".

Mở cửa kinh tế: Cần đồng bộ giải pháp, bắt đầu từ đi lại - Ảnh 1.

Công nhân tiêm đủ 2 mũi cần được đi làm, doanh nghiệp đảm bảo các điều kiện cần được tăng tốc, duy trì sản xuất… (Ảnh minh họa: PLO)

Số tử vong bắt đầu giảm, từ trên 300 ca/ngày xuống dưới 200 ca/ngày từ hai tuần nay. Đó vẫn là con số rất lớn, nhưng đang giảm và sẽ tiếp tục giảm. Tốc độ phủ vaccine, nhất là trên người lớn tuổi, người có bệnh nền mang tính quyết định. Bên cạnh đó, sự góp sức to lớn của xã hội, từ khẩu trang, đồ bảo hộ, bình oxy đến monitor, máy thở, máy ECMO, xe cấp cứu... góp phần giữ mạng sống người bệnh, động viên ngành y từ vật chất đến tinh thần.

Cần điều chỉnh chiến lược ứng phó COVID-19

Những ngày căng thẳng đã qua, do chính nỗ lực của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. TP Hồ Chí Minh đang tính toán phương án dần "mở cửa" khi người dân đã được bảo vệ bởi vaccine. Theo báo Thanh niên, trong bản báo cáo tập hợp ý kiến chuyên gia về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế do Ủy ban nhân dân thành phố vừa gửi Thủ tướng, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế, hàng loạt đề xuất tâm huyết được đưa ra dựa trên cơ sở khoa học, thực tiễn và cả hiệu quả về kinh tế.

Tờ Thanh niên dẫn lời các chuyên gia cho rằng, quan điểm "sống chung với dịch COVID-19" đã được nhiều nước trên thế giới và trong khu vực chấp nhận, nhất là khi tỷ lệ tiêm vaccine bao phủ đến đa số người dân. Trong bối cảnh cần thiết phải mở cửa để phục hồi nền kinh tế, ca nhiễm mới phát hiện tại doanh nghiệp vẫn phải cách ly, nhưng không nên cách ly tập trung toàn bộ F1 và đóng cửa doanh nghiệp như trước đây.

Không thể cứ có F0 là đóng cửa nhà máy

Theo kết quả khảo sát từ 500 tập đoàn và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), gần 50% doanh nghiệp bị tác động nghiêm trọng bởi dịch COVID-19, số còn lại bị ảnh hưởng lớn. Tại hội nghị trực tuyến với các doanh nghiệp, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã giải đáp trực tiếp những băn khoăn trước yêu cầu phải "Tuyệt đối an toàn".

"Tuyệt đối an toàn nghĩa là tuyệt đối không để xảy ra ổ dịch lớn trong doanh nghiệp; tránh tình trạng sản xuất trở lại mà không có kiểm soát". Một khu công nghiệp có tới 20.000 công nhân nếu trở thành ổ dịch thì rất nguy hiểm. Tuy nhiên, cũng không cứng nhắc khi có F0 thì đóng cửa nhà máy với hàng ngàn công nhân. F0 ở xưởng nào thì dừng xưởng đó; nếu xác định F0 chỉ liên quan đến một số F1 thì cách ly F1, theo báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh.

Mở cửa kinh tế: Cần đồng bộ giải pháp, bắt đầu từ đi lại - Ảnh 2.

Câu chuyện phục hồi nền kinh tế ra sao đang đặt ra nhiều thách thức với Việt Nam. (Ảnh minh họa: PLO)

Quan điểm mới của Chính phủ về việc duy trì sản xuất trong thời kỳ dịch bệnh được các doanh nghiệp ủng hộ, bởi sức khỏe của các khu công nghiệp, khu chế xuất phản ánh rõ nét sức khỏe của nền kinh tế. Do vậy, công nhân tiêm đủ 2 mũi cần được đi làm, doanh nghiệp đảm bảo các điều kiện cần được tăng tốc, duy trì sản xuất…

Chuyển từ "không có COVID-19" sang thích ứng an toàn, khôi phục, phát triển kinh tế

Ngày 25/9, tại cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 với các địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo, yêu cầu các địa phương thực hiện cách ly, khoanh vùng nhanh nhất, hẹp nhất có thể đối với địa bàn xuất hiện F0 và xét nghiệm với tốc độ nhanh hơn tốc độ lây lan của virus ở những địa bàn có nguy cơ cao theo đúng quy định của Bộ Y tế.

Thủ tướng cho biết, Ban Chỉ đạo quốc gia và các địa phương đã thống nhất quan điểm chuyển từ trạng thái không có COVID-19 sang trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả với dịch COVID-19, vừa phòng chống dịch có hiệu quả, vừa khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.

Thách thức tăng trưởng

Dịch bệnh ảnh hưởng toàn cầu nên Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng bị ảnh hưởng nặng nề phát triển kinh tế. Vì vậy, câu chuyện phục hồi nền kinh tế ra sao đang đặt ra nhiều thách thức với Việt Nam.

Theo tờ Đầu tư, tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay ở mức bao nhiêu phụ thuộc rất lớn vào khả năng chống dịch, độ phủ vaccine cũng như tiến trình mở cửa lại nền kinh tế sớm hay muộn.

Trong khi chưa thể mở cửa hoàn toàn nền kinh tế, mở cửa dần dần, từng bước là điều nên làm. Các biện pháp chống dịch có thể cũng cần phải điều chỉnh lại.

Hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp cũng đang được Chính phủ chỉ đạo quyết liệt. Nhờ đó, những thách thức của nền kinh tế sẽ vơi dần.

Đồng bộ giải pháp "tái mở cửa" nền kinh tế

Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp dẫn lời Phó Giám đốc điều hành khu vực, Hội đồng kinh tế Hoa Kỳ - ASEAN, ông Vũ Tú Thành nhận định, các doanh nghiệp sẽ mất đi các khách hàng quốc tế quan trọng nếu tiếp tục dừng hoạt động thời gian tới. Nếu tiếp tục đóng cửa kéo dài thì xu hướng này sẽ diễn ra mạnh hơn. Chính vì mong muốn ngăn xu hướng này, các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài đã khẩn thiết đề nghị Chính phủ và các cấp chính quyền vào cuộc quyết liệt hơn để sớm mở cửa lại một cách thực chất.

Thêm một lần nữa, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam đã buộc phải gửi văn bản tới Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, trong đó vẫn là chuyện xét nghiệm cho lái xe vận chuyển hàng hóa không đúng với chỉ đạo của Chính phủ.

Cần tạo điều kiện lưu thông hàng hóa

Theo tờ Đầu tư, với mỗi chuyến xe ngoại tỉnh đến Cửa khẩu quốc tế Móng Cái giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu với Trung Quốc, lái xe phải xét nghiệm 3 lần (1 lần vào Quảng Ninh, 1 lần vào khu vực cửa khẩu và 1 lần ra khỏi cửa khẩu). Tuy nhiên lý do chính khiến Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam phải gửi kiến nghị không chỉ là những phát sinh chi phí của 3 lần xét nghiệm, mà là sự không thống nhất trong thực thi và không rõ ràng trong các điều kiện, trong các kịch bản chống dịch khiến doanh nghiệp cảm thấy mệt mỏi, khó khăn hơn.

Cụ thể hơn, tờ Tuổi trẻ dẫn chứng, Sở Y tế Hải Phòng trong tuần này tiếp tục ban hành hướng dẫn tạm thời biện pháp phòng chống dịch, trong đó có lái xe, phụ xe vận tải hàng hóa phải có kết quả xét nghiệm âm tính bằng RT-PCR trong vòng 72 giờ kể từ lúc lấy mẫu.

Tương tự, tỉnh Quảng Ninh chỉ chấp nhận kết quả trong tối đa 48 giờ. Tại Lạng Sơn chỉ có một bệnh viện xét nghiệm PCR và lái xe phải mất từ 12 - 30 giờ mới có kết quả xét nghiệm, chỉ còn lại thời hạn rất ngắn để chạy hàng trăm cây số từ Lạng Sơn sang Móng Cái. Việc này có thể phát sinh rủi ro rất lớn nếu tài xế gặp trục trặc.

Mở cửa kinh tế phải bắt đầu từ đi lại

Nền kinh tế của đất nước là một thể thống nhất. Hoa quả có thể được sản xuất ở Nam Bộ, nhưng phải vận chuyển lên biên giới phía Bắc để xuất khẩu. Giao thông chính là mạch máu của nền kinh tế. Chính vì vậy, muốn mở cửa nền kinh tế phải bắt đầu bằng việc mở cửa chuyện đi lại.

Mở cửa kinh tế: Cần đồng bộ giải pháp, bắt đầu từ đi lại - Ảnh 3.

Những khó khăn doanh nghiệp gặp phải không chỉ diễn ra ở khâu vận tải, lưu thông hàng hóa. (Ảnh minh họa: TTXVN)

Theo phân tích của tờ Giao thông, những hàng rào gây cản trở lưu thông thời gian qua là do một số địa phương chỉ thấy lợi ích riêng của địa phương mình, mà chưa thấy hết lợi ích chung của quốc gia. Phân cấp, phân quyền mạnh có ưu điểm là tạo ra sự chủ động cho các địa phương trong việc ứng phó với dịch bệnh, nhưng đồng thời cũng gây nên tình trạng tùy tiện và cát cứ.

Ngoài ra, do sợ dịch bệnh bùng phát nên nhiều địa phương tìm mọi cách để giữ cho địa bàn của mình "thật sạch" bằng các ban hành các quy định mang tính cực đoan, đẩy khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.

Nếu giao thông bị ách tắc, thì các chuỗi cung ứng hàng hóa, nguyên vật liệu sẽ bị đứt gãy, hoạt động kinh tế sẽ bị ngưng trệ. Thế nhưng, những khó khăn doanh nghiệp gặp phải không chỉ diễn ra ở khâu vận tải, lưu thông hàng hóa.

Trong các kiến nghị, đề xuất gửi Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương từ đầu tháng 9/2021 trở lại đây, các hiệp hội, doanh nghiệp mong muốn có được phương án mở cửa, phục hồi kinh tế của các địa phương, các ngành và tổng thể cả nước cùng tiến độ kiểm soát dịch bệnh đi kèm những điều kiện, tiêu chí rõ ràng, thông suốt trong thực thi… chiếm tỷ trọng lớn hơn đề xuất cứu trợ.

Mở cửa trở lại nền kinh tế: Cần thiết nhưng phải cẩn trọng, linh hoạtMở cửa trở lại nền kinh tế: Cần thiết nhưng phải cẩn trọng, linh hoạt

VTV.vn - Chính phủ và nhiều địa phương đang xây dựng kế hoạch từng bước nới lỏng giãn cách xã hội, mở cửa trở lại trong trạng thái bình thường mới.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.30735130162901202-ial-id-ut-uad-tab-pahp-iaig-ob-gnod-nac-et-hnik-auc-om/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Mở cửa kinh tế: Cần đồng bộ giải pháp, bắt đầu từ đi lại”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools