vĐồng tin tức tài chính 365

Mỹ siết xuất khẩu, Trung Quốc không có phụ tùng để phát triển máy bay nội địa

2021-09-28 14:29
Mỹ siết xuất khẩu, Trung Quốc không có phụ tùng để phát triển máy bay nội địa - Ảnh 1.

Máy bay C919 của Trung Quốc - Ảnh chụp màn hình THX

C919, máy bay phản lực chở khách thân hẹp đầu tiên do Trung Quốc phát triển, đã vắng bóng tại triển lãm hàng không Chu Hải 2021. Theo Hãng tin Reuters, Tập đoàn máy bay thương mại Trung Quốc (COMAC) đang phải vật lộn tìm nguồn cung cấp phụ tùng thay thế cho C919.

Nguyên nhân bắt đầu từ cuối năm 2020, sau khi chính quyền Mỹ yêu cầu các công ty của nước này phải xin giấy phép đặc biệt nếu muốn xuất khẩu các thiết bị, công nghệ cho những công ty liên quan quân đội Trung Quốc.

COMAC cùng 2 công ty con và cổ đông lớn của công ty này là AVIC nằm trong danh sách trên. Đây là một cú đánh mạnh vào nỗ lực phát triển C919, vì hơn 60% nhà cung cấp chính cho chương trình là các doanh nghiệp Mỹ, bao gồm động cơ và hệ thống điện tử hàng không.

Theo Reuters, lệnh cấm của Mỹ đã kéo dài thời gian hoàn thiện C919. Hiện đây là một trong những chương trình phát triển máy bay chở khách kéo dài nhất thế giới, với thời gian đã lên tới 13 năm.

Do không có phụ tùng thay thế, các máy bay C919 không thể cất cánh nên không đủ số giờ bay để nhận được chứng nhận từ cơ quan quản lý hàng không Trung Quốc.

"COMAC đang rất lo vì các chuyến bay thử nghiệm. Họ bị chậm tiến độ và đang bay nhiều hết mức có thể để đạt được số giờ tối thiểu cần thiết để có được chứng nhận tại Trung Quốc", một nguồn tin trong ngành nói với Reuters.

"Họ đang rất quyết tâm để được chứng nhận, vì đây là một nhiệm vụ chính trị tối quan trọng", nguồn tin của Reuters giải thích thêm. Chính quyền Trung Quốc đã đặt rất nhiều kỳ vọng vào C919, tin rằng loại máy bay này sẽ trở thành đối thủ của Boeing 737 và Airbus A320.

Các nguồn tin của Reuters tiết lộ C919 có thể sẽ nhận được giấy chứng nhận kiểu loại từ cơ quan quản lý hàng không Trung Quốc vào cuối năm nay.

Tuy nhiên, sẽ có một danh sách dài các giới hạn về hoạt động bay đối với dòng C919 và máy bay sẽ tiếp tục được nâng cấp sau đó.

Mỹ siết xuất khẩu, Trung Quốc không có phụ tùng để phát triển máy bay nội địa - Ảnh 2.

Các bộ phận quan trọng trên C919 và xuất xứ của chúng - Ảnh chụp màn hình

Một nguồn tin am hiểu vấn đề nhận xét C919 khó tránh đi vào con đường cũ của ARJ21, máy bay chở khách tầm trung đầu tiên của Trung Quốc.

ARJ21 phải mất đến 8 năm rưỡi để đạt được chứng nhận kiểu loại, chứng nhận thiết kế an toàn và chứng nhận sản xuất cho phép máy bay được lắp ráp hàng loạt. Theo Reuters, điều này khác hoàn toàn với các nước phương Tây, nơi 3 loại chứng nhận này được cấp cùng thời điểm.

Hiện việc sản xuất ARJ21 vẫn diễn ra chậm chạp. Theo Reuters, chương trình C919 bị trì hoãn có thể dẫn tới việc các hãng hàng không từ bỏ cam kết mua máy bay với COMAC.

Tổng cộng đã có 815 đơn đặt hàng C919, phần lớn là các hãng bay Trung Quốc. Tuy nhiên đây chỉ là các cam kết tạm thời và chỉ mới có China Eastern Airlines ký hợp đồng chắc chắn mua 5 chiếc C919.

Trung Quốc đang tăng tốc phát triển động cơ riêng cho C919 để giảm bớt sự phụ thuộc từ nước ngoài.

Nhà sản xuất động cơ Aero Engine Corporation của Trung Quốc (AECC) đã trưng bày một mô hình động cơ CJ-1000 tại triển lãm Chu Hải 2021. AECC cũng đang chi 10 tỉ nhân dân tệ (khoảng 1,55 tỉ USD) để sản xuất các thiết bị liên quan động cơ CJ-1000.

Tuy nhiên theo Reuters, sẽ còn mất thêm nhiều năm nữa Trung Quốc mới tự chủ được động cơ máy bay sản xuất nội địa.

Máy bay nội địa Trung Quốc có thể không xong vì thương chiếnMáy bay nội địa Trung Quốc có thể không xong vì thương chiến

TTO - Máy bay chở khách đầu tiên do Trung Quốc chế tạo là C919 có tất cả linh kiện quan trọng phải nhập từ nước ngoài, chủ yếu là Mỹ. Nếu Bắc Kinh gây khó dễ cho các công ty này thì máy bay không xong được.

Xem thêm: mth.58423812182901202-aid-ion-yab-yam-neirt-tahp-ed-gnut-uhp-oc-gnohk-couq-gnurt-uahk-taux-teis-ym/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Mỹ siết xuất khẩu, Trung Quốc không có phụ tùng để phát triển máy bay nội địa”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools