vĐồng tin tức tài chính 365

“Cộng đồng phú dụ” ở Trung Quốc: Dùng “bàn tay sắt” để khiến các đại gia Tencent, Alibaba, Meituan “cam kết tự nguyện” đ

2021-09-28 16:17

Nguồn gốc từ những bất bình đẳng xã hội

Cách đây nửa thế kỷ, mấy ai có thể hình dung một quốc gia với gần một tỷ dân như Trung Quốc sẽ vươn lên trở thành cường quốc như hiện nay, khi đó Trung Quốc là một quốc gia nghèo với GDP bình quân đầu người chỉ xấp xỉ 165 USD ở thời điểm nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình bắt đầu tuyên bố về kế hoạch cải cách và mở cửa đất nước.

Theo học thuyết của Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc sẽ tiến đến một xã hội khá giả trung bình, nhân dân "cùng giàu". Ngày hôm nay gọi là "cộng đồng phú dụ" (common prosperity).

Bước sang thế kỷ 21, số lượng trung lưu gia tăng nhanh chóng, lên đến 340 triệu người vào năm 2019. Đây là những người có thu nhập trong khoảng 15 đến 75 nghìn USD/năm. Giới chức Trung Quốc dự kiến số lượng trung lưu sẽ lên đến nửa tỷ người vào năm 2025.

Tuy nhiên, từ tháng 10/2019, khảo sát của Cục Điều tra Thống kê thuộc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã đưa ra các số liệu gây sốc, khi tài sản của 20% hộ gia đình giàu nhất chiếm 63% tổng tài sản toàn xã hội. Trong khi đó, tài sản của 20% hộ gia đình xếp cuối cùng chỉ chiếm 2,6%. Toàn Trung Quốc có 600 triệu người thu nhập trung bình chỉ đạt ngưỡng 141 USD/tháng.

Bất bình đẳng thu nhập tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến bất ổn xã hội. Số liệu thống kê gần nhất năm 2015-2016 cho thấy có hơn 2700 vụ bãi công chỉ tính riêng ở các đô thị Trung Quốc. Kéo giảm khoảng cách giàu nghèo, phân phối sự giàu có hợp lý hơn là mục tiêu của kế hoạch "phân phối lần thứ ba".

Theo đó, chính phủ Trung Quốc điều tiết một cách hợp lý những nguồn thu nhập quá cao và "khuyến khích doanh nghiệp, người có thu nhập cao trả lại nhiều hơn cho xã hội". Để thực hiện việc này, Trung Quốc sẽ thành lập hệ thống tái phân bổ nguồn lực và của cải vì lợi ích công bằng, chính nghĩa trong xã hội, tiến tới mục tiêu "thịnh vượng chung".

“Cộng đồng phú dụ” ở Trung Quốc: Dùng “bàn tay sắt” để khiến các đại gia Tencent, Alibaba, Meituan “cam kết tự nguyện” đóng góp hàng chục tỷ đô-la cho xã hội - Ảnh 1.

"Thịnh vượng chung" mang màu sắc Trung Quốc

Với uy quyền của chính phủ trung ương, các doanh nghiệp Trung Quốc chưa bao giờ dám xem thường. Tencent thông báo đã dành ra một quỹ trị giá 7,7 tỷ USD cho các sáng kiến vì mục tiêu "cùng giàu" và khởi động chương trình chuyên biệt vì sự thịnh vượng chung. Trước đó, họ đã đầu tư hơn 7 tỷ USD vào giai đoạn đầu của chiến lược "Sáng tạo giá trị xã hội bền vững", một chương trình giải quyết các vấn đề xã hội thông qua công nghệ và kinh doanh, từ môi trường đến giáo dục và cải cách nông thôn nhằm hỗ trợ công nghệ cho người cao tuổi.

Đối thủ của Tencent là Alibaba không bỏ lỡ cơ hội chứng tỏ sự sốt sắng với chính sách tái phân phối của chính phủ. Tập đoàn này cam kết đầu tư 15 tỷ USD để thúc đẩy bình đẳng xã hội ở Trung Quốc. ​​Alibaba cho biết sẽ đầu tư số tiền này theo 5 ưu tiên, gồm đổi mới công nghệ, phát triển kinh tế, tạo ra "việc làm chất lượng cao", hỗ trợ các cộng đồng yếu thế và thành lập một quỹ phát triển đặc biệt. Họ nhấn mạnh việc thúc đẩy chấn hưng nông thôn, thịnh vượng chung và bền vững xanh sẽ là cốt lõi của hoạt động công ích và trách nhiệm xã hội của Alibaba.

Sàn thương mại điện tử nông sản Pinduoduo tuyên bố sẽ đóng góp toàn bộ lợi nhuận trong quý II/2021 cho các dự án phát triển nông thôn của Trung Quốc. Khoảng 1,5 tỷ USD lợi nhuận được cam kết đầu tư cho mục tiêu hỗ trợ nông dân và các khu vực nông nghiệp của đất nước.

Theo Bloomberg, đến cuối tháng 8/2021, ít nhất 73 công ty, gồm công ty bảo hiểm lớn nhất Trung Quốc là tập đoàn Bảo hiểm Bình An, hãng giao đồ ăn Meituan, ngân hàng quốc doanh Bank of China đã cam kết bằng nhiều cách tham gia chương trình "cộng đồng phú dụ" của chính phủ. Chỉ riêng 5 tỷ phú công nghệ Trung Quốc đã dành tổng cộng 13 tỷ USD để tài trợ cho các chương trình cộng đồng của Trung Quốc, theo Fortune.

“Cộng đồng phú dụ” ở Trung Quốc: Dùng “bàn tay sắt” để khiến các đại gia Tencent, Alibaba, Meituan “cam kết tự nguyện” đóng góp hàng chục tỷ đô-la cho xã hội - Ảnh 2.

"Cộng đồng phú dụ" không chỉ thực hiện qua các áp đặt hay kêu gọi doanh nghiệp đóng góp, Trung Quốc còn bắt đầu những cải cách thuế và an sinh xã hội.

Thuế thu nhập cá nhân là đối tượng đầu tiên bị nhắm đến. Theo Nikkei Asia, mặc dù số lượng trung lưu và thượng lưu gia tăng, thuế thu nhập cá nhân chỉ đóng góp 8,2% tổng nguồn thu thuế Trung Quốc năm 2020. Nhằm phân phối lại vốn xã hội, thuế tài sản đánh vào bất động sản đang được thúc đẩy mặc dù trì trệ gần 20 năm qua.

So với các nước OECD đầu tư từ 30-45% chi tiêu tài khóa cho giáo dục, y tế và phúc lợi xã hội, Trung Quốc chỉ chi 22%. Nguồn thu tăng từ ngân sách do cải cách thuế và đóng góp của các doanh nghiệp quốc doanh, tư nhân, chắc chắn sẽ cải thiện tỷ trọng trên.

"Cộng đồng phú dụ" là góc độ tiếp cận mục tiêu "thịnh vượng chung" mang nhiều màu sắc Trung Quốc. Nó buộc doanh nghiệp phải gia tăng trách nhiệm xã hội, không phải bằng khung pháp lý như Âu Mỹ mà bởi các tuyên bố hoặc tác động hậu trường từ thể chế nhà nước.

Tuy nhiên, sự can thiệp mạnh mẽ của chính phủ vào các tập đoàn có nguy cơ làm gia tăng rủi ro khi đầu tư các mã cổ phiếu doanh nghiệp Trung Quốc. Họ khó có thể đảm bảo được cho các nhà đầu tư khả năng sinh lời tốt nhất khi cam kết tặng hết lợi nhuận trong tương lai. Bắc Kinh có thể đang khiến nhiều người tin rằng, họ mới là người nắm quyền kiểm soát tài sản và lợi nhuận của các doanh nghiệp, còn các cổ đông chỉ đóng vai trò hình thức.

Xem thêm: nhc.10452424182901202-ioh-ax-ohc-al-od-yt-cuhc-gnah-pog-gnod-neyugn-ut-tek-mac-nautiem-ababila-tnecnet-aig-iad-cac-neihk-ed-tas-yat-nab-gnud-couq-gnurt-o-ud-uhp-gnod-gnoc/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

““Cộng đồng phú dụ” ở Trung Quốc: Dùng “bàn tay sắt” để khiến các đại gia Tencent, Alibaba, Meituan “cam kết tự nguyện” đ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools