vĐồng tin tức tài chính 365

Quyết tâm giải ngân ở mức cao nhất vốn đầu tư công

2021-09-29 06:34

Sáng 28/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc giữa Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương về tình hình triển khai và giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng, bàn các giải pháp đẩy nhanh tiến độ trong những tháng còn lại của năm nay. Với quyết tâm phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công, nhiều giải pháp đã được Thủ tướng nêu ra nhằm đốc thúc các bộ ngành, địa phương phải tìm cách vượt qua khó khăn của dịch bệnh để thực hiện.

Báo cáo của Bộ Tài chính tại Hội nghị sáng 28/9 cho biết, dự kiến ngày đến 30/9 này, giải ngân vốn đầu tư công cả nước là hơn 218.500 tỷ đồng, đạt khoảng 47% so với kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao. Như vậy là 3 tháng cuối năm, còn khoảng 250 nghìn tỷ đồng nữa, tương đương với hơn một nửa nguồn vốn đầu tư công phải giải ngân. Thủ tướng đánh giá, đây là thách thức rất lớn, đòi hỏi nỗ lực, quyết tâm rất cao mới có thể làm được.

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, ngay sau khi kiện toàn, Chính phủ đã xác định việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của năm. Thủ tướng biểu dương các bộ ngành, địa phương có tỉ lệ giải ngân trên 60%; đồng thời phê bình nghiêm khắc các bộ, cơ quan, địa phương giải ngân dưới 40%, yêu cầu kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị. Thủ tướng thẳng thắn chỉ ra một số nguyên nhân chủ quan như việc tổ chức thực hiện vẫn còn yếu, thiếu quan tâm, sâu sát của người đứng đầu một số bộ, ngành, địa phương; việc đầu tư còn dàn trải, thiếu kiểm tra, giám sát; chuẩn bị dự án còn sơ sài; công tác đấu thầu chưa minh bạch...

Quyết tâm giải ngân ở mức cao nhất vốn đầu tư công - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tổ chức thực hiện thật sự hiệu quả, sử dụng vốn đầu tư công bảo đảm đúng tiến độ. Ảnh: VGP

Thủ tướng yêu cầu tổng hợp, tiếp tục rà soát các vướng mắc về thể chế, những vấn đề thuộc thẩm quyền bộ, ngành, địa phương thì chủ động, phối hợp chặt chẽ với nhau để giải quyết.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu: "Cái gì mà vướng mắc về mặt thể chế của Chính phủ thì các cơ quan chịu trách nhiệm về vấn đề này phải tập hợp, tổng hợp và trình cho Chính phủ để Chính phủ họp, chính phủ giải quyết, tinh thần là nhanh nhất có thể, để đáp ứng nhu cầu của Thực tiễn. Trên thực tiễn vừa qua chúng ta làm như thế, làm ngày làm đêm. Cái gì vướng mắc trong một thời gian rất ngắn, chúng ta đã ban hành sửa đổi một loạt nghị định, đưa ra một loạt các nghị quyết. Tôi đề nghị là không thể vướng mắc được ở Chính phủ. Còn những gì vượt quá thẩm quyền chúng ta thì phải chuẩn bị kỹ để trình cơ quan có thẩm quyền. Đề nghị các đồng chí đánh giá tác động, phân tích kỹ lưỡng theo đúng tinh thần của đồng chí chủ tịch Quốc hội là phải nâng cao chất lượng xây dựng thể chế. Vừa qua Quốc hội đã rất đồng hành với chúng ta rồi".

Nhấn mạnh, trong điều kiện hết sức khó khăn lúc này thì giải ngân đầu tư công là động lực rất lớn để góp phần khôi phục và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, Thủ tướng yêu cầu tổ chức thực hiện thật sự hiệu quả, sử dụng vốn đầu tư công bảo đảm đúng tiến độ, khả thi, nâng cao chất lượng, chống tiêu cực, tham nhũng, sách nhiễu, lợi ích nhóm; tăng cường kiểm tra, giám sát; tập trung đầu tư vào các dự án trọng điểm.

Thách thức giải ngân đầu tư công trong điều kiện dịch bệnh

Từ đầu năm đến nay, chỉ có 4 bộ và 11 địa phương giải ngân đạt trên 60%. 76/114 bộ, cơ quan Trung ương, địa phương có tỉ lệ giải ngân dưới mức trung bình của cả nước, thậm chí có đơn vị chưa giải ngân được đồng nào.

Một trong những dự án đầu tư công trọng điểm trong năm nay là cao tốc Bắc - Nam, kéo dài qua 13 tỉnh, hiện đã có 10/11 dự án thành phần được triển khai. Trong điều kiện giãn cách xã hội trên diện rộng thì việc thi công tại dự án này đã bị ảnh hưởng không nhỏ, đòi hỏi các đơn vị liên quan phải có phương án thi công khác với điều kiện bình thường để khắc phục khó khăn, mới có thể đáp ứng yêu cầu về giải ngân vốn.

2 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam của Ban quản lý dự án Thăng Long đều phải thực hiện "3 tại chỗ" trong suốt thời gian giãn cách xã hội. Chủ đầu tư cũng đã phải phối hợp chặt chẽ với các địa phương để có giấy thông hành cho phương tiện chở người và nguyên vật liệu, máy móc phục vụ thi công. Đến nay, đơn vị đã giải ngân xấp xỉ 75% kế hoạch vốn đầu tư công của năm nay.

Ông Dương Viết Roãn, Giám đốc Ban quản lý dự án Thăng Long, Bộ Giao thông vận tải, cho biết: "Đẩy mạnh tiến độ thi công để có khối lượng thanh toán là nhiệm vụ số 1, nhiệm vụ thứ 2 là củng cố lực lượng làm hồ sơ thanh toán từ nhà thầu đến tư vấn giám sát đến ban quản lý dự án tại hiện trường, trong đó đặc biệt là các nhân sự làm công tác nội nghiệp của các nhà thầu phải đảm bảo đủ mạnh, đủ tinh để làm hồ sơ đến đâu có thể giải ngân đến đó".

Quyết tâm giải ngân ở mức cao nhất vốn đầu tư công - Ảnh 2.

Đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu của cao tốc Bắc - Nam.

Đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu của cao tốc Bắc - Nam do Ban quản lý dự án 6 phụ trách khởi công vào tháng 7 vừa qua. Dự đoán tình hình dịch bệnh có thể diễn biến phức tạp, chủ đầu tư đã ngay lập tức chỉ đạo các nhà thầu tập trung huy động các nguồn lực vào công trường. Vì thế, khi các địa phương có dự án đi qua phải thực hiện giãn cách xã hội thì dự án đã có nguồn lực để thi công. Sau hơn gần 3 tháng triển khai, dự án đã giải ngân được 68% kế hoạch vốn của năm nay.

Ông Phạm Văn Minh, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án 6, Bộ Giao thông vận tải, nói: "Chúng tôi đã cử vào công trường những cán bộ có kinh nghiệm nhất về thi công để ngày đêm đốc thúc nhà thầu trong công tác huy động và khi tỉnh Nghệ An áp dụng chỉ thị 16 việc vận chuyển thiết bị, con người ra vào khó khăn và cần nhiều thủ tục hơn, chúng tôi đã huy động được một lực lượng thiết bị, máy thi công và nhân lực để đủ có thể triển khai được một số các hạng mục thi công".

Ngoài ảnh hưởng của dịch bệnh thì cao tốc Bắc - Nam thời điểm này còn phải đối mặt với một khó khăn lớn là thiếu nguồn đất đắp nền đường, khiến tiến độ thi công chậm lại và vốn đầu tư công không thể giải ngân. Trước tình trạng này, Bộ Giao thông vận tải vừa kiến nghị Chính phủ cho phép các địa phương nơi dự án đi qua được nâng công suất khai thác các mỏ đất cho tới khi có đủ vật liệu phục vụ cao tốc Bắc - Nam thì sẽ dừng lại và tiếp tục khai thác theo công suất như trước.

Chế tài mạnh tay thúc giải ngân vốn đầu tư công

Có những dự án đầu tư công đã nỗ lực khắc phục khó khăn dịch bệnh, "vượt nắng thắng mưa" để đẩy nhanh tiến độ. Tuy nhiên, không thể phủ nhận vẫn còn không ít cá nhân, đơn vị thực hiện dự án thiếu trách nhiệm, khiến vốn đầu tư công không được giải ngân. Vì thế, cần phải có những biện pháp mạnh tay để khắc phục tình trạng "nhờn thuốc" của nhiều chủ đầu tư, đơn vị thi công, trong đó có việc cắt vốn, điều chuyển vốn từ những dự án giải ngân kém sang cho các dự án giải ngân tốt hơn.

Quyết tâm giải ngân ở mức cao nhất vốn đầu tư công - Ảnh 3.

Từ đầu năm đến nay, Bộ Giao thông vận tải đã thực hiện điều chuyển vốn cuả 18 dự án giải ngân kém sang cho các dự án giải ngân tốt. Đại diện Bộ này cho biết, đến ngày 30/8, Bộ đã giải ngân được 23 nghìn tỷ đồng trong tổng số 43 nghìn tỷ được giao của năm nay, đồng thời, đặt mục tiêu cho các đơn vị sẽ phải giải ngân đạt khoảng 62% đến hết tháng 9.

Ông Nguyễn Duy Lâm, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải, cho biết: "Bộ Giao thông vận tải đã thành lập tổ công tác đặc biệt do Bộ trưởng làm tổ trưởng và thành lập ra 3 nhóm và phân công nhiệm vụ cho các nhóm theo các khu vực trên toàn quốc để đi kiểm tra tình hình thực hiện dự án và tình hình giải ngân. Chỉ tiêu giải ngân được Bộ khẳng định là 1 trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh gía người đứng đầu, tập thể lãnh đạo các ban quản lý dự án, các chủ đầu tư vào cuối năm".

Trong báo cáo kết quả đánh giá năng lực các nhà thầu tham vào các dự án đầu tư công mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công khai cấm cửa 6 nhà thầu yếu kém. Theo các chuyên gia, cần thiết phải có các biện pháp xử lý tình trạng chây ì, thiếu trách nhiệm của những cá nhân, đơn vị thực hiện dự án để thúc giải ngân vốn.

Ông Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia, nhận định: "Khi chúng ta thúc đẩy giải ngân đầu tư công cũng là một biện pháp thiết thực để góp phần giúp nền kinh tế vượt qua khó khăn và thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo cơ bản mục tiêu đã đề ra".

Càng trong bối cảnh nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, đầu tư công lại càng phải được đẩy mạnh để thúc đẩy các lĩnh vực khác phát triển và tạo cực tăng trưởng cho nền kinh tế.

Trong bối cảnh các địa phương đang dần nới lỏng các điều kiện phòng, chống dịch, mở cửa trên tinh thần thích ứng an toàn, linh hoạt, ba tháng cuối năm được coi là giai đoạn nước rút cho nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công của năm nay. Một trong những giải pháp được lãnh đạo nhiều địa phương kiến nghị đó là tách khâu giải phóng mặt bằng, vốn là nút thắt lớn làm chậm giải ngân, ra thành một dự án riêng, đồng thời, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền về cho các địa phương thay vì mọi việc đều đẩy lên cho Chính phủ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.23320733282901202-gnoc-ut-uad-nov-tahn-oac-cum-o-nagn-iaig-mat-teyuq/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Quyết tâm giải ngân ở mức cao nhất vốn đầu tư công”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools