Sơ đồ đường vành đai 4 TP.HCM - Ảnh: Sở Giao thông vận tải TP.HCM
Theo đó, Thủ tướng đồng ý đề nghị của Bộ Giao thông vận tải về việc giao các địa phương là cơ quan có thẩm quyền triển khai các dự án của đường vành đai 4 TP.HCM.
Cụ thể, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện đoạn Phú Mỹ - Bàu Cạn, chiều dài khoảng 18km, trong khi UBND tỉnh Đồng Nai triển khai thực hiện đoạn Bàu Cạn - cầu Thủ Biên (không bao gồm cầu Thủ Biên), chiều dài khoảng 45km.
UBND tỉnh Bình Dương được giao triển khai thực hiện đoạn cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn (gồm cầu Thủ Biên và không bao gồm cầu vượt sông Sài Gòn), chiều dài khoảng 49km, còn UBND TP.HCM triển khai thực hiện đoạn cầu qua sông Sài Gòn - kênh Thầy Cai (gồm cầu vượt sông Sài Gòn), chiều dài khoảng 17km.
UBND tỉnh Long An triển khai thực hiện đoạn kênh Thầy Cai - Hiệp Phước (gồm cả đoạn qua khu vực Hiệp Phước thuộc địa phận TP.HCM), chiều dài khoảng 71km.
Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt ngày 1-9-2021, đường vành đai 4 TP.HCM có chiều dài 199km, rộng 8 làn xe, điểm đầu giao với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (địa bàn thị xã Phú Mỹ), điểm cuối tại cảng Hiệp Phước, TP.HCM.
Quy hoạch đặt ra tiến trình đầu tư đường vành đai 4 TP.HCM trước năm 2030. Trường hợp khó khăn trong việc mở rộng thì giữ nguyên quy mô đối với các đoạn đã đầu tư theo quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt năm 2011.
TTO - Sau khi có góp ý của các bộ ngành, Bộ Giao thông vận tải kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao các địa phương làm cơ quan có thẩm quyền triển khai dự án đường vành đai 4 TP.HCM dài gần 200km.
Xem thêm: mth.9574120292901202-mchpt-4-iad-hnav-gnoud-mal-irt-uhc-hnaht-hnit-5-y-gnod-gnout-uht/nv.ertiout