Thống kê của Sở Công thương TP Hồ Chí Minh cho thấy doanh thu dịch vụ ăn uống 8 tháng qua chỉ đạt hơn 32.000 tỷ đồng, giảm 20,3% so với cùng kỳ.
Chuỗi cà phê Laha Café mới chỉ hoạt động trở lại trong khoảng vài ngày gần đây. Doanh nghiệp cho biết cũng chỉ mở rất ít cửa hàng, bởi đang phải quan sát nhu cầu thị trường.
"Chúng tôi từng bước mở lại từ 20 - 30% so với trước dịch. Tất cả các cửa hàng hiện vẫn đang xem xét tình hình, tình hình đến đâu chúng tôi tiếp tục mở rộng ra thêm đến đó", Giám đốc Laha Café Hoàng Việt chia sẻ.
Với các chuỗi F&B lớn có hàng trăm nhà hàng và hàng chục thương hiệu, tốc độ mở trở lại được tính toán dựa trên các yếu tố như: quy định chống dịch trong giai đoạn mới, nhân sự vận hành và chi phí nguyên vật liệu.
vMột số cửa hàng ở TP Hồ Chí Minh đã mở lại hoạt động bán hàng mang đi. (Ảnh: NLĐ)
"Chúng tôi sẽ tiếp tục thích nghi với các quy định bằng cách linh hoạt đóng mở các van điều tiết và đảm bảo dòng tiền mặt để chúng tôi có thể hoạt động và bảo toàn nhân lực", ông Hoàng Quốc Khánh, Giám đốc Khối vận hành Tập đoàn Golden Gate, cho biết.
Các doanh nghiệp F&B đều cho rằng hiện nay có 3 thách thức lớn khi mở rộng thêm hoạt động sau 1/10: Chi phí mặt bằng vẫn cao trong với cơ cấu doanh thu; các chi phí phát sinh xét nghiệm, bố trí ăn ở cho nhân viên trong bối cảnh doanh thu chỉ đến từ kênh bán mang đi; chi phí nguyên, vật liệu đang biến động mạnh ở thời điểm này.
Do vậy, cân đối được các chi phí kể trên là bài kiểm tra cho các doanh nghiệp. Vì vậy, mức độ mở lại các chuỗi ra sao sẽ phải tính toán kỹ và thận trọng từng bước.
VTV.vn - Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phải bố trí khu vực giao nhận sản phẩm, có bàn trung chuyển và tách biệt khu vực khác; đảm bảo khoảng cách giữa 2 người tối thiểu 2m...
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.46483502103901202-01-1-uas-ial-auc-om-gnort-naht-bf-iouhc-cac/et-hnik/nv.vtv