Theo đó, lạm phát ở 19 quốc gia sử dụng đồng Euro trong tháng 8 ở mức 9,1%, từ mức 8,9% ghi nhận hồi tháng 7. Chỉ số này cao gấp 4,55 lần so với mục tiêu 2% mà Ngân hàng Trung ương châu Âu đặt ra.
Đáng chú ý, không chỉ dừng lại ở mặt hàng năng lượng hay lương thực, đà tăng giá đã lan rộng khắp nền kinh tế, ở tất cả các loại hàng hóa.
Các nền kinh tế hàng đầu châu Âu như Đức, Bỉ quan ngại đà tăng của giá cả còn tiếp diễn, khi triển vọng thị trường hàng hóa không rõ ràng, do tình hình xung đột ở Ukraine còn phức tạp.
Không chỉ dừng lại ở mặt hàng năng lượng hay lương thực, đà tăng giá đã lan rộng khắp nền kinh tế tại châu Âu, ở tất cả các loại hàng hóa. (Ảnh: Reuters)
Ngân hàng Trung ương Đức nhận định lạm phát tại Đức có thể đạt 10% trong quý 4/2022. Bối cảnh này khiến niềm tin vào kinh tế khu vực đồng Euro chạm mức thấp nhất trong 19 tháng qua. Giới phân tích châu Âu quan ngại người dân châu Âu có thể siết chặt chi phi sinh hoạt đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái.
Lạm phát tăng cao trong tháng 8 khiến giới hoạch định chính sách tài chính châu Âu có quan điểm khác nhau. Trong khi các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB tỏ ra thận trọng, chưa đưa ra ý kiến, các chuyên gia tại Đức, Hà Lan và Slovenia hối thúc ECB tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản trong tháng 9/2022 thay vì 50 điểm như dự kiến.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Năng lượng các nước EU cũng được yêu cầu nhóm họp bất thường vào ngày 9/9 để tìm giải pháp điều chỉnh thị trường năng lượng, giúp kìm đà tăng lạm phát.
VTV.vn - Hoạt động kinh tế châu Âu trong tháng 8/2022 đã giảm tháng thứ 2 liên tiếp, trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng vọt đẩy lạm phát lên cao.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.43544410213802202-iom-hnid-pal-ua-uahc-o-tahp-mal/et-hnik/nv.vtv