Nhiều biển quảng cáo tuyển dụng được đặt khắp nơi trên đường phố Mỹ - Ảnh: AL JAZEERA
Tỉ lệ công nhân Mỹ bỏ việc đã lập kỷ lục vào đầu năm 2022. Sau khi đạt 2,9% vào mùa xuân này, tỉ lệ bỏ việc đã giảm xuống còn 2,7% vào tháng 7, theo dữ liệu do Bộ Lao động công bố.
Ý tưởng bỏ việc trong bối cảnh chi phí sinh hoạt ngày càng tăng và một tương lai kinh tế không rõ ràng có vẻ trái ngược nhau, theo tờ The Hill.
Tuy nhiên, thị trường lao động vẫn có lợi cho người tìm việc - những người nhìn thấy nhiều cơ hội để tăng thu nhập cá nhân, thay thế chi phí gia tăng do lạm phát.
Bà Ann Elizabeth Konkel, nhà kinh tế học tại tổ chức Indeed Hiring Lab, viết trong một phân tích vào hôm 28-8: "Bất chấp sự sụt giảm gần đây, tỉ lệ gia tăng việc làm vẫn nhiều hơn số lao động thất nghiệp với một tỉ suất đáng kể, cho thấy thị trường lao động vẫn còn khó khăn như thế nào".
Theo số liệu của Bộ Lao động Mỹ, mỗi người Mỹ thất nghiệp có hai hướng công việc mở ra cho họ. Điều này mang lại cho người tìm việc nhiều cơ hội việc làm mới, với mức lương hoặc điều kiện làm việc tốt hơn.
Các doanh nghiệp vẫn đang tranh giành để tìm đủ nhân công làm việc. Nhu cầu lao động cao hơn nhiều so với mức trước đại dịch COVID-19.
Bà Konkel giải thích những người tìm việc trên trang Indeed.com đang tìm kiếm mức lương cao hơn bao giờ hết.
Số lượng người tìm kiếm việc làm với mức lương 20 USD/giờ đã tăng cao hơn những người tìm kiếm 15 USD/giờ vào tháng 6-2022. Số lượng người tìm việc với lương 25 USD/giờ đã tăng 122% trong 12 tháng qua.
Áp lực bỏ việc để tìm một công việc được trả lương cao hơn đã tăng cao ở khu vực tư nhân, nơi 3,5% lực lượng lao động rời bỏ công ty hiện tại của họ vào tháng 7.
Người lao động trong các ngành công nghiệp có mức lương thấp, điều kiện làm việc khắc nghiệt cũng sẵn sàng bỏ việc để tìm nơi có mức lương cao hơn.
Lĩnh vực giải trí và khách sạn công bố tỉ lệ bỏ việc khổng lồ 6,1% trong tháng 7. Mặc dù tỉ lệ nghỉ việc ở khu vực này đã giảm mạnh so với 6,9% một năm trước, nhưng vẫn gần gấp đôi tỉ lệ bỏ việc trên toàn quốc.
Các nhà hàng và quán bar nói riêng đã phải vật lộn để trở lại mức việc làm trước đại dịch, mặc dù đã nhanh chóng tăng lương. Áp lực cũng khiến các doanh nghiệp này gần như không thể sa thải nhân viên, ngay cả trong bối cảnh doanh thu thất thường.
Bà Julia Pollak, nhà kinh tế trưởng tại Công ty việc làm trực tuyến ZipRecruiter, cho biết họ không thể sa thải công nhân vì không đủ khả năng tìm người thay thế.
Bà giải thích: "Sự sụt giảm số lượng nhân viên bỏ việc trong các ngành như khách sạn là rất lớn".
Chỉ mất vài ba tiếng mỗi ngày để hoàn thành công việc của 8 giờ đồng hồ, một nhân viên văn phòng tại Singapore muốn 'nghỉ phắt' cho xong vì quá rảnh, không còn gì để làm.
Xem thêm: mth.43461323120902202-oac-tahp-mal-hnac-iob-gnort-ceiv-ob-cut-peit-ym-iougn-oas-iat/nv.ertiout