vĐồng tin tức tài chính 365

'Đà Lạt đừng lơ là, hôm nay ngập cục bộ, ngày sau sẽ là lũ lụt!'

2022-09-02 15:09
Đà Lạt đừng lơ là, hôm nay ngập cục bộ, ngày sau sẽ là lũ lụt! - Ảnh 1.

Xe người dân bị ngập trên đường Phan Đình Phùng chiều ngày 1-9 - Ảnh: PHẠM NGÂN

Điểm ngập gây chú ý nhất trong cơn mưa ngày 1-9 là đường Phan Đình Phùng (đoạn suối Cam Ly đi ngang qua, phường 2, Đà Lạt). Nước từ suối tràn lên khiến một đoạn đường khoảng 100 mét ngập nặng. 

Đây là điểm ngập mới xuất hiện. Ngoài khu vực trên, nhiều nơi khác tại thành phố Đà Lạt cũng bị ngập, như: đường Cách Mạng Tháng Tám, Trạng Trình, Trương Văn Hoàn, Ngô Văn Sở, Tô Ngọc Vân... 

Các khu vực bị ngập trong trận mưa chiều 1-9 đều có đặc điểm chung là nằm dọc suối Cam Ly. Đây là con suối chảy qua nhiều khu vực của Đà Lạt. Khi nước mưa thoát không kịp, nước sẽ tràn lên vùng ven suối gây ngập.

Tuổi Trẻ Online đã liên hệ với cơ quan chức năng, chuyên gia để lý giải nguyên nhân ngập của Đà Lạt.

Ông Võ Ngọc Trình, phó chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt: "Mưa cực đoan ở khu vực nào, khu vực đó ngập".

Tôi là người đi tìm hiểu nguyên nhân những trận ngập gần đây của Đà Lạt. Phải nói rõ để bà con ở xa không hiểu nhầm, cứ nghĩ Đà Lạt ngập toàn thành phố, hoặc ngập lụt. 

Đà Lạt chỉ ngập cục bộ trong thời gian ngắn. Đoạn cuối đường Phan Đình Phùng, giao với suối Cam Ly, là điểm ngập mới xuất hiện chiều qua.

Đà Lạt đừng lơ là, hôm nay ngập cục bộ, ngày sau sẽ là lũ lụt! - Ảnh 2.

Suối Cam Ly, đoạn chảy qua đường Phan Đình Phùng, không kịp thoát nước khiến khu vực hai bên suối ngập - Ảnh: M.V.

Tôi nhìn nhận ngập ở Đà Lạt có nhiều nguyên nhân, liên quan đến nhiều vấn đề mà thành phố đang xử lý như hệ thống thoát nước, nhà kính. Tuy nhiên, tôi theo dõi gần đây chuyện ngập có liên quan đến mưa cực đoan ở từng khu vực cụ thể. 

Mưa cực đoan ở khu vực nào, khu vực đó ngập. 

Hôm qua, toàn thành phố mưa nhưng mưa lớn nhất là khu vực phía tây bắc thành phố. Nước ở khu vực này thoát qua cống, qua suối Cam Ly không kịp khiến ngập xảy ra. 

Thời gian ngập rất ngắn, khi mưa giảm thì việc ngập cũng giảm và chấm dứt theo cơn mưa. Những ngày trước đó, ngập cũng xảy ra ở những vị trí khác và nguyên nhân tương tự.

Tiến sĩ Lâm Ngọc Tuấn, nguyên trưởng khoa môi trường Đại học Đà Lạt: "Nhà kính lấy hết không gian thoát nước"

Mưa lớn trong thời gian ngắn cũng là một nguyên nhân gây lũ, tuy nhiên đó không phải là nguyên nhân cốt yếu. 

Những trận nước dâng cao đột ngột gây lũ diễn ra với tần suất ngày càng dày hơn có nguyên nhân rất lớn từ việc gia tăng ồ ạt diện tích sản xuất nông nghiệp trong nhà kính tại Đà Lạt, nhất là vùng nông nghiệp dọc hai bên suối Cam Ly. 

Theo các số liệu mới nhất từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, tổng diện tích sản xuất rau hoa của Đà Lạt khoảng 18.000ha nhưng có khoảng 10.000ha nhà kính. 

Diện tích nhà lưới nhà kính chủ yếu nằm ở những vùng nông nghiệp lớn dọc suối Cam Ly như Thái Phiên, Chi Lăng, Mê Linh.

Đà Lạt đừng lơ là, hôm nay ngập cục bộ, ngày sau sẽ là lũ lụt! - Ảnh 3.

Cửa hàng xe máy trên đường Phan Đình Phùng bị ngập chiều 1-9 - Ảnh: V.L.

Về lý thuyết thì những vùng đất có nhà kính hệ số thấm nước bằng không. Có nghĩa mưa đổ xuống thì rơi trên những tấm nilông và bằng cách nào đó đổ ào ào ra suối. Nước không thấm vào đất giọt nào hết. 

Mưa to vậy nhưng bên trong nhà kính đất khô ran, kiểu như mình mặc áo mưa đi dưới trời mưa vậy. Lượng nước không thấm được đổ ra suối trong thời gian ngắn khiến nước dâng cao đột ngột tạo lũ với tốc độ chảy mạnh. 

Đà Lạt đối mặt với việc mưa thì có lũ, nắng thì hạn, kiệt nước. Nước không thấm vào đất khiến suy kiệt nước ngầm ở những vùng đất có nhà kính. Và ở đây chất lượng đất nông nghiệp cũng sẽ suy giảm rất nhanh.

Như đã nói trên, tôi cho rằng nhà kính đã lấy đi không gian thoát nước tự nhiên của Đà Lạt. Những vùng có nhà kính nước không thoát được thì đổ ồ ạt ra suối nhỏ, sau đó dồn về Cam Ly. 

Quá trình này diễn ra nhanh và mạnh theo mức độ cực đoan của trận mưa. Có thể nói, suối Cam Ly "oằn mình" cõng nước. Khi nó không cõng nổi nước ra hệ thống sông Đồng Nai thì Đà Lạt ngập ở những vùng trũng là hiển nhiên.

Tiến sĩ Vũ Ngọc Long, nguyên viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam, người thường xuyên có những phản biện chuyên môn cho các dự án phát triển Lâm Đồng: Chuyện ở phố, nguyên nhân không chỉ ở phố

Chuyện ngập ở nội ô Lâm Đồng tôi cho rằng nguyên nhân từ nội ô và ngoại ô là ngang nhau. 

Mật độ xây dựng quá lớn ở nội ô, sự bê tông hóa đến mức đất không còn một khoảng thở là yếu tố khiến mưa cực đoan ở chỗ nào thì chỗ đó ngập rất nhanh sau đó. 

Nhưng, chuyện ở ngoại ô mới là vấn đề cần phải xử lý. Nhà kính tràn lan từ nội ô đến ngoại ô là nguyên nhân nghiêm trọng khiến cho hệ thống thoát nước của thành phố Đà Lạt bị quá tải dù đã cải tạo rất nhiều. 

Tôi cho rằng, đối với một vùng khí hậu đặc biệt như Đà Lạt, đó là sự thay đổi nghiêm trọng, có thể dùng từ khủng khiếp và đến lúc khó vãn hồi. 

Không chỉ tôi mà nhiều nhà khoa học đã cảnh báo với cơ quan chức năng rằng nhà kính đã và đang phá hủy cảnh quan mộng mơ và "sức khỏe" hệ sinh thái của Đà Lạt".

Đà Lạt đừng lơ là, hôm nay ngập cục bộ, ngày sau sẽ là lũ lụt! - Ảnh 4.

Nhà kính, nhà ở ken cứng ở nội ô đã lấy đi phần lớn không gian thoát nước của Đà Lạt - Ảnh: M.V.

Biến đổi cảnh quan, xuất hiện lũ là những hậu quả nhãn tiền của lạm dụng nhà kính. Chuyên sâu hơn, một tiểu khí hậu tiêu cực đã hình thành tại Đà Lạt. 

Như hiện nay, vành đai xanh đã lùi quá xa thành phố, vùng trắng nhà kính càng lúc càng lớn. Ở vùng trung tâm, mật độ xây dựng tăng nhanh. 

Sự thay đổi kiến trúc chung trong lòng thành phố và vùng vành đai đã tạo nên một cơ hội để những ảnh hưởng tiêu cực "tấn công" vùng trung tâm thành phố. 

Hôm nay là ngập cục bộ ở nhiều điểm của thành phố Đà Lạt, ngày sau là lũ và hàng loạt phản ứng tiêu cực của môi trường như thay đổi nhiệt độ, ô nhiễm nước, không khí…

Tôi cho rằng Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên cần đánh giá lại toàn diện các yếu tố tác động gây biến đổi cảnh quan, suy giảm hệ số thấm nước, mật độ xây dựng đô thị và cả yếu tố lâu nay chúng ta bỏ ngỏ là tổ chức sản xuất nông nghiệp. Việc đánh giá sẽ cho những cơ sở quan trọng để phòng chống lũ lụt.

Vùng cao Hà Giang, Đà Lạt cũng ngập, vì sao?Vùng cao Hà Giang, Đà Lạt cũng ngập, vì sao?

TTO - Gần đây nhiều nơi ở vùng cao như Hà Giang, Đà Lạt hay thậm chí đảo ngoài khơi như Phú Quốc đã xảy ra ngập lụt. Vì sao vậy?

Xem thêm: mth.22295150120902202-tul-ul-al-es-uas-yagn-ob-cuc-pagn-yan-moh-al-ol-gnud-tal-ad/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“'Đà Lạt đừng lơ là, hôm nay ngập cục bộ, ngày sau sẽ là lũ lụt!'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools