Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) là một trong bốn đơn vị được tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực 6 bậc dùng cho Việt Nam - Ảnh: TRẦN HUỲNH
Theo danh sách Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) công bố, tính đến cuối tháng 8-2022, có tổng cộng 25 trường đại học, học viện được tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực 6 bậc dùng cho Việt Nam (tiếng Anh).
1. Trường đại học Sư phạm TP.HCM
2. Trường đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế
3. Trường đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội
4. Trường đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng
5. Đại học Thái Nguyên
6. Trường đại học Cần Thơ
7. Trường đại học Hà Nội
8. Trường đại học Sư phạm Hà Nội
9. Trường đại học Vinh
10. Học viện An ninh nhân dân
11. Trường đại học Sài Gòn
12. Trường đại học Ngân hàng TP.HCM
13. Trường đại học Trà Vinh
14. Trường đại học Văn Lang
15. Trường đại học Quy Nhơn
16. Trường đại học Tây Nguyên
17. Trường đại học Công nghiệp TP.HCM
18. Học viện Báo chí và tuyên truyền
19. Trường đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM
20. Học viện Khoa học quân sự
21. Trường đại học Thương mại
22. Học viện Cảnh sát nhân dân
23. Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM)
24. Trường đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM
25. Trường đại học Bách khoa Hà Nội.
Như vậy, so với danh sách các đơn vị được tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực 6 bậc dùng cho Việt Nam bộ công bố cuối tháng 3-2022, đợt này có thêm bốn đơn vị, gồm: Học viện Cảnh sát nhân dân, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM), Trường đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM và Trường đại học Bách khoa Hà Nội.
Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành vào ngày 24-1-2014, trên cơ sở ứng dụng khung tham chiếu chung châu Âu (CEFR) và một số khung trình độ tiếng Anh ở các nước, kết hợp với tình hình và điều kiện thực tế dạy, học và sử dụng ngoại ngữ ở Việt Nam.
Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam áp dụng cho các chương trình đào tạo ngoại ngữ, các cơ sở đào tạo ngoại ngữ và người học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam được chia làm 3 cấp (sơ cấp, trung cấp và cao cấp) và 6 bậc (từ bậc 1 đến bậc 6 và tương thích với các bậc từ A1 đến C2 trong CEFR). Cụ thể như sau:
Đối với chứng chỉ công nghệ thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng công bố danh sách trung tâm sát hạch trực thuộc các cơ sở giáo dục đại học với 130 đơn vị và 42 sở giáo dục và đào tạo (xem tại đây).
Các đơn vị được cấp chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ ra đề thi ngoại ngữ; chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ chấm thi nói và viết ngoại ngữ, gồm: Trường đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng, Trường đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế, Trường đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Thái Nguyên và Trường đại học Sư phạm TP.HCM.
Các đơn vị được cấp chứng chỉ tiếng Việt cho người nước ngoài: Trường đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên, Trường đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế, Trường đại học Công nghiệp Hà Nội, Trường đại học Cửu Long, Trường đại học Quảng Nam, Trường đại học Sư phạm Hà Nội, Trường cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế và Trường Hữu nghị 80.
Theo quy định, chỉ chứng chỉ của những đơn vị được phép tổ chức thi và cấp mới có giá trị. Trước đó, năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã rà soát, yêu cầu gần 60 đơn vị phải dừng việc tổ chức kiểm tra, sát hạch, cấp chứng chỉ ngoại ngữ và chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin.
TTO - Theo Bộ GD-ĐT, công tác quản lý văn bằng, chứng chỉ còn có những tồn tại, hạn chế, một số nội dung thực hiện chưa đúng quy định.