Cơ thể mỗi người sẽ có cách phản ứng khác nhau với các loại thực phẩm. Một số loại thực phẩm có thể khiến lượng đường trong máu của bạn tăng đột biến, trong khi bạn bè hoặc người thân có thể ăn bình thường.
Chuyên gia dinh dưỡng Hailey Crean, cho biết: “Bước đầu tiên tôi luôn khuyến cáo mọi người trong việc duy trì lượng đường trong máu luôn ổn định là chú ý đến mô hình ăn uống”.
Lời khuyên về chế độ ăn uống để ngăn ngừa béo phì, tiểu đường
Dưới đây là một số cách được chuyên gia khuyến cáo, giúp giảm lượng đường trong máu và ngăn ngừa sự đột biến trong tương lai.
1. Uống nước
Theo chuyên gia dinh dưỡng Janet Zappe, nếu lượng đường trong máu tăng đột biến, bạn nên uống khoảng 4 li nước/tiếng và thực hiện việc này liên tục từ 2-4 tiếng.
Bù nước thường xuyên là điều tối quan trọng, khi thận lọc glucose dư thừa từ máu và gửi nó qua nước tiểu, nước sẽ bị mất. Nếu không đủ nước, cơ thể sẽ lấy nước từ các tế bào, do đó bạn sẽ cảm thấy khô miệng khi lượng đường trong máu tăng cao.
Bù nước để hạ bớt lượng đường trong máu. Ảnh: Pexels |
2. Ngừng ăn ngay lập tức
Nhà nội tiết học Rocio Salas-Whalen, cho biết: “Không ăn cho đến khi lượng đường của bạn giảm trở lại có thể là một cách hữu ích để ổn định lượng đường trong máu”.
Ngừng nạp thức ăn khi lượng đường trong máu tăng cao. Ảnh: Pexels |
3. Đi lại, tập thể dục
Một trong những cách tốt nhất để giảm lượng đường trong máu là tập thể dục, đi bộ hoặc đạp xe từ 15 đến 30 phút, miễn là bác sĩ của bạn không đưa ra hạn chế.
Tập thể dục vừa phải có thể giúp giảm tình trạng kháng insulin. Crean nói: “Khi các tế bào nhạy cảm hơn với insulin, tập thể dục sẽ giúp đưa đường từ máu vào tế bào để sử dụng làm năng lượng, làm giảm lượng đường trong máu (điều này dành cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 2)”.
Đi bộ hoặc tập thể dục nhẹ để giảm lượng đường trong máu. Ảnh: Pexels |
4. Kiểm soát mức độ căng thẳng
Crean cho biết: “Khi bạn căng thẳng, các hormone như cortisol và glucagon được tiết ra, làm cho lượng đường trong máu tăng lên để cơ thể có đủ năng lượng chống lại tình trạng căng thẳng. Bạn có thể áp dụng các kĩ thuật thư giãn như tập thở, giãn cơ hoặc thiền (có hướng dẫn) để hạ đường huyết nhanh chóng”.
Như thường lệ, hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn gặp khó khăn trong việc kiểm soát mức độ căng thẳng của mình và quan tâm đến các lựa chọn bổ sung.
Học cách kiểm soát mức độ căng thẳng. Ảnh: Pexels |
4. Thêm protein vào bữa ăn
Protein là chìa khóa để giảm lượng đường trong máu, vì nó kích thích giải phóng các hormone giúp insulin di chuyển glucose ra khỏi máu và vào các tế bào hiệu quả hơn.
5. Uống insulin
Sử dụng insulin là cách cuối cùng và hiệu quả nhanh nhất để giảm lượng đường trong máu. Salas-Whalen nói: “Sử dụng insulin sẽ giúp các cơ và các cơ quan hấp thụ đường và biến nó thành năng lượng, từ đó giúp giảm lượng đường trong máu”.
Uống insulin là cách nhanh nhất để hạ đường huyết. Ảnh: Pexels |
6. Nói chuyện với bác sĩ
Nếu mức đường huyết liên tục tăng (hoặc thấp) và bạn không thể làm giảm chúng, bạn nên đến phòng khám để gặp bác sĩ. Họ có thể giúp bạn phát triển một kế hoạch quản lý bệnh tiểu đường hoặc liên hệ với một chuyên gia dinh dưỡng chuyên về bệnh tiểu đường.