Phụ huynh, học sinh chọn mua sách giáo khoa, dụng cụ học tập tại nhà sách Phương Nam sáng 3-8 - Ảnh: MỸ DUNG
Bộ Tài chính cho biết sách giáo khoa là mặt hàng có tính chất đặc thù, ảnh hưởng phạm vi rộng đến từng gia đình. Cho nên, việc quản lý nhà nước về giá sách giáo khoa là điều cần thiết.
Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự thảo Luật giá sửa đổi, trong đó đưa sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa Nhà nước định giá. Theo đó, tới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo được giao nhiệm vụ quyết định giá tối đa đối với sách giáo khoa, còn các nhà xuất bản sẽ tự quyết định giá bán cụ thể.
Còn hiện nay, theo quy định tại pháp luật về giá, sách giáo khoa thuộc danh mục mặt hàng phải kê khai giá với cơ quan quản lý nhưng không thuộc danh mục mặt hàng do Nhà nước định giá, bình ổn giá.
Các nhà xuất bản chủ động xây dựng, tự chịu trách nhiệm về quyết định giá bán và thực hiện kê khai giá với cơ quan có thẩm quyền.
Về tình hình giá các sách giáo khoa và một số mặt hàng khác phục vụ cho năm học 2022-2023, Bộ Tài chính cho hay giá mặt hàng này tăng đáng kể, như giá sách giáo khoa, bút viết các loại, vở và giấy viết các loại tháng 8 tăng trên 1% so với tháng 7.
Để chia sẻ với người tiêu dùng, Bộ Tài chính đã họp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và đề nghị các nhà xuất bản rà soát, tiết kiệm các chi phí như chi phí quản lý, quảng bá sách, lợi nhuận... để giảm giá sách giáo khoa. Trên tinh thần đó, đa phần các nhà xuất bản đã kê khai giảm giá sách giáo khoa từ 5-15% tùy loại sách so với mức dự kiến ban đầu.
TTO - Thời điểm này, phụ huynh tại Hà Nội, TP.HCM và nhiều địa phương khác bắt đầu sốt ruột vì vẫn chưa được nhận sách giáo khoa mới cho con bước vào năm học 2022-2023, trong khi năm học mới đã cận kề.
Xem thêm: mth.50973911160902202-aohk-oaig-hcas-iov-ad-iot-aig-hnid-es-coun-ahn/nv.ertiout