Theo Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thành phố Hà Nội (Ban Chỉ đạo 389/TP), trong tháng 8/2022, các lực lượng chức năng của Ban Chỉ đạo 389/TP đã kiểm tra 2.534 vụ vi phạm buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, xử lý 2.311 vụ; khởi tố 4 vụ với 15 đối tượng; thu nộp ngân sách 368,127 tỷ đồng.
Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389/TP Trần Việt Hùng cho biết, các lực lượng chức năng đã ra quân kiểm tra, phát hiện nhiều vụ vi phạm lớn. Hàng hóa vi phạm chủ yếu là các nhóm mặt hàng như: Thuốc lá, quần áo, đồ thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm... Đáng chú ý, gần đến thời điểm Tết Trung thu 2022, các đối tượng đã trà trộn mặt hàng bánh trung thu, đồ chơi trẻ em kém chất lượng, hàng hóa nhập lậu không có hóa đơn, chứng từ.
Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã tham mưu Ban Chỉ đạo triển khai, theo dõi, đôn đốc các sở, ngành thành viên và Ban Chỉ đạo 389 các quận, huyện, thị xã đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn...
Đại diện Ban chỉ đạo 389 TP Hà Nội cho biết, trong tháng 9 và những tháng cuối năm, Ban chỉ đạo 389 TP tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành và các Ban chỉ đạo quận, huyện, thị xã tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn.
Đặc biệt, chú trọng kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm an toàn thực phẩm, nhất là trong dịp Tết Trung thu 2022; tăng cường kiểm tra, kiểm soát trên các tuyến giao thông, các ga tàu, bến xe, kho hàng, các chợ đầu mối, trung tâm thương mại tập trung buôn bán hàng hóa số lượng lớn nhằm ngăn chặn việc vận chuyển, tập kết hàng lậu, hàng giả.
Theo ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Ban chỉ đạo 389 của TP sẽ tiếp tục tập trung chỉ đạo trong cuối năm 2022, để triển khai đồng bộ các hoạt động kiểm tra, giám sát, phát hiện và ngăn chặn xử lý các vụ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nhất là trong các dịp lễ, tết, và những tháng cao điểm. Thời gian này cũng là đặc thù buôn lậu về hàng hoá, gian lận thương mại thông qua các đường biên giới, các khu vực đường hàng không và đường biển, cũng phát sinh thêm tính chất phức tạp cần tập trung để có giải pháp ngăn chặn.
Trên cả nước nói chung và địa bàn Hà Nội nói riêng, hoạt động lợi dụng thương mại điện tử để buôn lậu, buôn bán hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ có xu hướng tăng, tính chất phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau. Các đối tượng thường xuyên dùng các mạng xã hội như Facebook, Zalo, Tiktok… để bán hàng lậu dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm.
Để ngăn chặn tình trạng này, đòi hỏi lực lượng chức năng phải tăng cường công tác nắm bắt tình hình thị trường, chủ động đối phó có hiệu quả với hàng giả, hàng lậu, qua đó bảo vệ quyền lợi
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!