vĐồng tin tức tài chính 365

'Bôi bẩn lên công trình chỉ 5-10 phút, nhưng cơ quan chức năng phải mất nhiều ngày đau đầu xử lý'

2022-09-07 05:42
Bôi bẩn lên công trình chỉ 5-10 phút, nhưng cơ quan chức năng phải mất nhiều ngày đau đầu xử lý - Ảnh 1.

Những hình vẽ bậy trên cổng một cơ quan tại đường Hai Bà Trưng, quận 1, TP.HCM - Ảnh: H.L.

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Viết Quang, trưởng phòng quản lý hạ tầng số 2 - Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ (Sở GTVT TP.HCM), về vấn nạn vẽ bậy sau vệt bài phản ánh của báo Tuổi Trẻ

Ông Quang nói: "Chỉ mất 5 - 10 phút để các "nghệ sĩ" bôi bẩn lên những công trình công cộng nhưng cơ quan chức năng phải mất nhiều ngày đau đầu xử lý. Đơn cử để xóa những vết sơn bậy trên cầu Thủ Thiêm 2 phải cần tới 14 loại dung môi tẩy rửa nhưng không thể trả lại cho cây cầu hiện trạng ban đầu".

Hành vi phá hoại

* Vậy đơn vị đã phải xử lý cụ thể như thế nào, thưa ông?

- Từ khi phát hiện đến đầu tháng 8 có khoảng 20 vị trí bị vẽ bậy trên cầu Thủ Thiêm 2 đã được tẩy rửa và việc này không hề dễ dàng. Mỗi loại sơn mà nhóm vẽ bậy để lại chúng tôi phải dùng một loại hóa chất khác nhau để xóa chứ không thể dùng chung. 

Tuy nhiên tại các vị trí được tẩy rửa vẫn để lại vết vằn vện rất khó chịu. Chúng tôi phải đặt hàng một loại hóa chất đặc biệt để xử lý thêm. Rất may dung dịch này hiện đang được hỗ trợ còn nếu mua giá thành tương đối cao. 

Mới đây lại có thêm nhiều vị trí bị bôi bẩn bằng các vết vẽ nguệch ngoạc. Đây là hành vi phá hoại, thách thức cơ quan chức năng và tôi đề nghị cần phải có biện pháp xử lý nặng.

* Thực tế còn có rất nhiều công trình đường bộ bị xâm hại bởi nạn vẽ bậy?

- Thật sự có rất nhiều công trình cầu trên địa bàn thành phố do chúng tôi quản lý bị vẽ bậy nhem nhuốc. Thực tế cho thấy các công trình có hàng trăm bức vẽ chằng chịt thì chỉ có thể sơn mới lại như hầm chui đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh). 

Chúng tôi cũng nghiên cứu giải pháp sử dụng sơn chống dính, trong đó nổi bật với một loại sơn giúp dễ dàng xóa các vết vẽ bậy bằng nước. Tuy nhiên chi phí của loại sơn này rất đắt, khoảng 300.000 đồng/m2.

Gọi ai để phản ánh vẽ bậy?

* Liệu còn có giải pháp nào để ngăn chặn việc vẽ bậy từ gốc hay không, thưa ông?

- Chúng tôi rất cần sự tăng cường lực lượng của các đơn vị trong tuần tra vận động người dân không viết, vẽ bậy lên công trình cầu, nhằm đảm bảo an toàn công trình cầu và mỹ quan đô thị. 

Chúng tôi đã có văn bản về đảm bảo an toàn và mỹ quan đô thị cho cầu Thủ Thiêm 2 gửi các đơn vị UBND TP Thủ Đức, UBND quận 1, Công an quận 1, Công an TP Thủ Đức nhờ hỗ trợ. 

Tôi khẳng định hiện nay không có quy định nào cho phép được vẽ lên các công trình cầu đường cả. Nếu có chỉ là vẽ các tranh cổ động, tuyên truyền nhưng chỉ là đề xuất chứ chưa thực hiện.

* Có nơi nào tiếp nhận thông tin nếu người dân phát hiện việc vẽ bậy?

- Người dân có thể báo tin qua tổng đài cổng thông tin 1022 (tiếp nhận 24/7) các phản ánh của người dân về sự cố hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn TP.HCM. Ngoài ra còn có số hotline 028.37.28 2.006 của Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ hoặc số điện thoại công an phường trên địa bàn các quận có công trình bị vẽ bậy. 

Đặc biệt nếu cần người dân có thể gọi vào số máy của tôi là 0913.168.873 để phản ánh.

Các nước phạt vẽ bậy rất nặng

Báo USA Today (Mỹ) chỉ ra, nếu tính trên phạm vi toàn quốc, nước Mỹ tốn khoảng 15 - 18 tỉ USD một năm cho việc giám sát, phát hiện, loại bỏ và khắc phục thiệt hại vì graffiti.

Theo trang hopesandfears.com, tại TP Los Angeles, bang California (Mỹ), người vẽ graffiti nếu gây thiệt hại nhiều hơn 400 USD có thể bị phạt tới 10.000 USD hoặc bị tù tối đa 1 năm. Nếu gây thiệt hại dưới 400 USD, mức phạt là 1.000 USD và có thể bị phạt tù 6 tháng.

Tại thủ đô London (Anh) áp mức phạt cố định với tội vẽ graffiti là 75 bảng Anh. Với các tội nặng hơn, người vẽ graffiti có thể bị phạt tới 5.000 bảng Anh và tối đa 6 tháng tù. Còn tại TP Mumbai (Ấn Độ) phạt 50.000 rupee (626 USD) và tối đa 1 năm tù.

Trong khi đó tại Berlin (Đức), mức phạt có thể lên tới vài trăm euro/m2 vẽ graffiti bằng phun sơn. Riêng TP Sydney (Úc) phạt 2.500 USD và 1 năm tù với người vẽ graffiti gây tổn hại nghiêm trọng tới công trình.

Và ở Singapore, ngoài một số không gian công cộng được cho phép vẽ graffiti, còn lại việc vẽ bậy lên các công trình, tài sản công và tư đều bị xếp vào loại hành vi phá hoại tài sản và bị xử phạt bằng tiền, phạt tù tối đa 3 năm và đánh đòn 8 cái bằng roi mây.

D.KIM THOA tổng hợp

Ranh giới làm đẹp và phá hoại

Nghệ sĩ Lưu Đoàn Duy Linh (nghệ danh Daes), người có 10 năm kinh nghiệm trong giới nghệ thuật graffiti, thừa nhận có tình trạng vẽ bậy trong giới tại TP.HCM. "Các hành vi dùng sơn để vẽ lên tường khi không được phép là sai và rất phản cảm. Graffiti được thực hiện hợp pháp sẽ góp phần tạo ra các tác phẩm tốt, khiến người khác có cái nhìn thiện cảm. Còn vẽ bất hợp pháp tại khu vực công cộng thì ngược lại, đây là phá hoại. Nó là ranh giới lựa chọn của người nghệ sĩ graffiti", nghệ sĩ Linh bày tỏ.

Vẽ bậy Vẽ bậy 'khủng bố' khắp nơi

TTO - Những người vẽ bậy coi hành vi phá hoại của mình là "trò chơi mạo hiểm" và thường đua nhau thể hiện khả năng "bombing" (đánh bom) vào bất cứ thứ gì mà không cần xin phép.

Xem thêm: mth.57413132260902202-yl-ux-uad-uad-yagn-ueihn-tam-iahp-gnan-cuhc-nauq-oc-gnuhn-tuhp-01-5-ihc-hnirt-gnoc-nel-nab-iob/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“'Bôi bẩn lên công trình chỉ 5-10 phút, nhưng cơ quan chức năng phải mất nhiều ngày đau đầu xử lý'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools