vĐồng tin tức tài chính 365

Khắc tinh của 'giặc lửa', đại tá Lê Tấn Bửu: 'Đây là một thảm họa'

2022-09-08 03:16
Khắc tinh của giặc lửa, đại tá Lê Tấn Bửu: Đây là một thảm họa - Ảnh 1.

Đại tá Lê Tấn Bửu - nguyên giám đốc Cảnh sát PCCC TP.HCM - Ảnh: HOÀNG LỘC

Đại tá Lê Tấn Bửu chia sẻ với Tuổi Trẻ Online với tư cách là người có nhiều kinh nghiệm trong công tác PCCC và cứu hộ cứu nạn ở TP.HCM. Ông là người tham gia chỉ huy tại vụ cháy ITC (quận 1) vào năm 2002 và chìm tàu Dìn Ký 2011 (Bình Dương). Ông nói về vụ cháy quán karaoke ở Bình Dương: "Đây là sự tổn thất, một sự đau thương quá lớn. Hay nói đúng hơn đây là một thảm họa".

* Như thông tin vừa cập nhật đến nay số người tử vong trong vụ cháy quán karaoke ở Thuận An (Bình Dương) đã lên 33 người. Vụ cháy xảy ra từ khoảng 20h45 đêm qua 6-9, nhưng công tác cứu hộ kéo dài đến giờ vẫn chưa kết thúc. Tại sao lại khó tiếp cận đến mức như vậy, thưa ông?

- Đây cũng là vấn đề, có lẽ cơ quan điều tra cần xác minh làm rõ. Nhưng đứng về góc độ công tác chuyên môn PCCC, tôi nghĩ rằng hình như "có cái gì đó" cần phải xem xét, đánh giá lại.

Vụ cháy này làm tôi liên tưởng đến vụ cháy ITC ở trung tâm TP.HCM vào năm 2002. Khi đó, tôi cũng là người chỉ huy. Thời điểm ấy, do tình hình kinh tế xã hội chưa được như bây giờ, việc đầu tư trang thiết bị phương tiện có nhiều hạn chế cho nên có những cái "lực bất tòng tâm". 

Nhưng bây giờ thì khác, các địa phương gần như cũng được đầu tư về PCCC khá bài bản. Về năng lực và nghiệp vụ không ngừng được trau dồi nên công tác PCCC và cứu hộ cứu nạn có nhiều thuận lợi.

* Nhưng hậu quả để lại là quá lớn, thưa ông?

- Đúng, đây là một thảm họa. Với kinh nghiệm của chính mình trong suốt nhiều năm làm nghề, tôi có một suy nghĩ rằng có thể do thông tin chậm, sự việc đã rồi. Còn chậm do ai, khách quan hay chủ quan cần phải có mổ xẻ làm rõ từ công tác phòng ngừa đến công tác tổ chức chữa cháy và tổ chức cứu nạn cứu hộ. Việc này nhằm xem xét liệu có vấn đề gì để rút ra kinh nghiệm và chấn chỉnh. Đó là vấn đề đặt ra từ kinh nghiệm chuyên môn, còn thực sự thế nào cần phải chờ kết luận của cơ quan điều tra.

Tôi xin nói thêm trong hoạt động PCCC và cứu nạn cứu hộ có yếu tố "xử lý nhanh". Đây gần như là yếu tố quyết định. Khi xảy ra sự cố cháy nổ diễn biến rất nhanh, nếu không xử lý nhanh thì hậu quả rất nặng nề.

* Ông nhìn nhận vụ việc ở quán karaoke Bình Dương như thế nào?

- Một sự việc xảy ra như thế chắc chắn có yếu tố chậm rồi. Có thể do thông tin báo cháy chậm, triển khai chữa cháy chậm; hoặc do khoảng cách đường sá, khu vực tiếp cận khó khăn hoặc do thiếu gì đó… Việc chậm do chủ quan hay khách quan chưa thể đánh giá được và đây là việc lớn nên cần phải xem xét lại một cách nghiêm túc.

* Karaoke là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nhưng lâu lâu lại xảy ra một vụ cháy gây chết người. Theo ông, đặc thù của cháy karaoke khác gì so với các loại hình khác?

- Với ngành nghề kinh doanh có điều kiện như thế này, đòi hỏi các đơn vị phải tuân thủ các quy định rất chặt chẽ. Bởi các tiệm kinh doanh karaoke thường phải cách âm, cách nhiệt, do đó tồn tại chất dễ cháy nhiều.

Ngoài ra, do hoạt động ở trong phòng kín, nên khi xảy ra sự cố thường đám cháy bùng phát rất nhanh. Mặt khác khi ở trong không gian có mật độ hình khối dày đặc dễ làm con người bị hoảng loạn, mất kiểm soát và ngất đi.

* Từ các sự cố nghiêm trọng xảy ra tại quán karaoke, theo ông có cần tổng kiểm tra về sự an toàn của dịch vụ này trên quy mô lớn?

- Đây là vấn đề rất lớn, do đó cần có một sự rà soát đánh giá lại thật kỹ. Từ vụ việc này cho thấy còn nhiều vấn đề cần rút kinh nghiệm để bổ sung vào trong nghiệp vụ PCCC và cứu hộ cứu nạn, cũng như cần tính toán lại mức độ an toàn của ngành nghề này. Cần nâng cao trách nhiệm trong kiểm tra, kiểm soát, nhất là các điều kiện đảm bảo an toàn để người dân tham gia vui chơi cảm thấy yên tâm.

Để giải quyết vấn đề này, theo tôi, không phải riêng của cảnh sát PCCC, mà cần sự vào cuộc nghiêm túc từ các cơ quan quản lý nhà nước khác về kiến trúc, kết cấu và xây dựng…

Quán karaoke cháy hoạt động ra sao?

Theo công an, vụ hỏa hoạn tại quán karaoke An Phú (Thuận An, Bình Dương) bùng phát tại tầng 2 của cơ sở vào lúc 20h45 ngày 6-9, sau đó lan nhanh.

Về nguyên nhân vụ cháy, theo nhận định ban đầu có thể do chập điện.

Cơ sở karaoke này được xây dựng với tổng diện tích sàn khoảng 1.500m2 gồm 3 tầng. Có gần 30 phòng hát.

Theo Công an tỉnh Bình Dương, cơ sở này hoạt động từ năm 2016, do ông Lê Anh Xuân (42 tuổi, hộ khẩu thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương, hiện sinh sống tại thành phố Thủ Đức, TP.HCM) làm chủ.

Bước đầu, qua báo cáo nhanh của lãnh đạo Công an tỉnh, cơ sở karaoke trên đã được cấp phép và thẩm định phòng cháy chữa cháy.

Tính đến 21h tối 7-9, cơ quan chức năng xác định có 33 người tử vong.

PCCC TP.HCM chi viện tìm kiếm nạn nhân vụ cháy quán karaoke ở Bình DươngPCCC TP.HCM chi viện tìm kiếm nạn nhân vụ cháy quán karaoke ở Bình Dương

TTO - Chiều 7-9, đại diện Phòng cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ (PC07) Công an TP.HCM cho biết phòng vừa điều một tổ cán bộ, chiến sĩ chi viện, tăng cường đến hiện trường vụ cháy karaoke ở phường An Phú, TP Thuận An, Bình Dương để hỗ trợ tìm kiếm.

Xem thêm: mth.89091532270902202-aoh-maht-tom-al-yad-uub-nat-el-at-iad-aul-caig-auc-hnit-cahk/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Khắc tinh của 'giặc lửa', đại tá Lê Tấn Bửu: 'Đây là một thảm họa'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools