vĐồng tin tức tài chính 365

Nỗi 'khổ sở và ám ảnh' khi ra đường của dân Hà Nội

2022-09-08 19:05
Nỗi khổ sở và ám ảnh khi ra đường của dân Hà Nội - Ảnh 1.

Nhiều người 'hãi hùng' mỗi lần ra đường vì ùn tắc - Ảnh: NAM TRẦN

Thời gian vừa qua, đường phố Hà Nội lại ùn tắc nghiêm trọng ở hầu khắp các tuyến đường. Nhiều người dân cho biết rất "khổ sở và ám ảnh" khi phải "chôn chân" giữa đường hàng giờ.

Báo cáo gần đây, Sở Giao thông vận tải Hà Nội khẳng định thời gian qua tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút tại thủ đô đã được kiềm chế. Tuy nhiên, ghi nhận của Tuổi Trẻ Online liên tiếp những ngày qua cho thấy giao thông Hà Nội, nhất là giờ cao điểm, thường xuyên kẹt cứng, khiến người dân "khốn khổ, ám ảnh".

Ùn tắc tứ phía

Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online vào giờ cao điểm sáng 7-9 tại tuyến đường Nguyễn Trãi - điểm đen ùn tắc giao thông, mặt đường gần như ken kín xe cộ, nhiều xe còn "leo" lên vỉa hè, tạo nên khung cảnh vô cùng ngột ngạt.

Chiều tối cùng ngày, Hà Nội có mưa khiến giao thông tại tuyến đường trên càng lộn xộn. Người dân chôn chân hàng chục phút vẫn chưa thể đi qua được cung đường này. 

Đến sáng 8-9, theo ghi nhận, tình hình giao thông tại đây còn ùn tắc nghiêm trọng hơn ngày trước đó khi đầu buổi sáng đã có mưa to.

Các tuyến đường Nguyễn Xiển, vành đai 3 trên cao, Phạm Hùng..., sáng 8-9 cũng ùn tắc tứ phía, nhiều người lắc đầu ngán ngẩm khi phải "bò" đi làm.

Với nhiều người dân di chuyển trên cầu Vĩnh Tuy trong buổi sáng, hướng từ quận Long Biên sang quận Hai Bà Trưng, lối xuống đường Nguyễn Khoái bị tắc đường đã là chuyện "cơm bữa". Ghi nhận lúc 7h sáng ngày 7 và 8-9, lượng người di chuyển từ hướng Long Biên về lối xuống đường Nguyễn Khoái đông đúc, ô tô, xe máy đan chặt như nêm.

"Ngày nào cũng thế, tắc từ 7h sáng cho đến 10h, dòng người cứ kéo dài đến tít đèn đỏ phía trước", một người dân sống tại chân dốc Nguyễn Khoái nói.

Ghi nhận tại đường Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình thời điểm lúc 8h45 sáng 8-9, dòng người cũng nối nhau hàng cây số, nhích từng chút một.

Nỗi khổ sở và ám ảnh khi ra đường của dân Hà Nội - Ảnh 2.

Ô tô, xe máy chen chúc, nối đuôi nhau xuống cầu - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Đi 11km hết 1 tiếng rưỡi

Chị Nguyễn Minh Hà (26 tuổi) nhà ở đường Ngọc Hồi, Thanh Trì nhưng làm ở quận Cầu Giấy, cho biết: "Tôi đi 11km mà sáng nào cũng hết 1 tiếng rưỡi mới tới được chỗ làm. Gần như ngày nào cũng như thế, bước ra đường bây giờ như bị cực hình vì ùn tắc, đến nỗi tôi bị ám ảnh bởi việc này".

Anh Hà Đức Thủy - nhà ở huyện Gia Lâm, làm việc tại quận Hoàn Kiếm - cũng cho biết lúc đi về nhà "lách vào được lối lên cầu Long Biên là nhẹ nhõm hẳn".

Nỗi khổ sở và ám ảnh khi ra đường của dân Hà Nội - Ảnh 3.

Sau một ngày dài làm việc, trở về nhà trong cơn mưa, cùng với đường tắc nghẹt, nhiều người tỏ ra mệt mỏi, bực bội - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Quỹ đất dành cho giao thông còn thấp

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online chiều 8-9, một lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết tình trạng tắc đường hiện nay ở thủ đô là bởi lưu lượng xe cộ quá lớn, vượt khả năng đáp ứng của các tuyến đường và các nút giao thông; ý thức tham gia giao thông của một số người dân còn hạn chế, không tuân thủ quy định.

"Về mặt hạ tầng, hiện tỉ lệ quỹ đất dành cho giao thông còn thấp, tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông không theo kịp được tốc độ phát triển của xe cộ. Việc thay đổi thời tiết, mưa gió cũng có thể gây ùn tắc ngay", vị lãnh đạo trên nói.

Về giải pháp, vị này cho biết đơn vị đã tham mưu cho HĐND TP Hà Nội ban hành nghị quyết số 33, đồng thời tham mưu cho UBND TP ban hành kế hoạch số 06 thực hiện nghị quyết này. Trong đó, sở đã có nhiều giải pháp và nhiệm vụ để giảm thiểu ùn tắc trên địa bàn thủ đô, và "vẫn đang kiên trì thực hiện những giải pháp này".

Tổ chức phân luồng, tuần tra, xử lý để giảm ùn tắc

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP Hà Nội cho biết đã phối hợp với các lực lượng chức năng như Thanh tra giao thông, công an các quận, huyện, thị xã, lực lượng dân phòng… bố trí lực lượng đứng phân luồng, hướng dẫn người tham gia giao thông để không xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài.

Đơn vị này cũng phối hợp với các lực lượng chức năng căn cứ vào tình hình thực tế, điều chỉnh chu kỳ đèn tín hiệu giao thông, kết hợp tổ chức hệ thống biển báo trên các trục giao thông chính… để giảm ùn tắc tại các ngã tư, cửa ngõ ra vào thủ đô...

“Chúng tôi cũng thường xuyên tăng cường công tác tuần tra kiểm soát lưu động để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm, nhất là những vi phạm là nguyên nhân dẫn tới tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông. Đồng thời phối hợp với các lực lượng chức năng tuyên truyền làm thay đổi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông”, đại diện Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP Hà Nội thông tin.

DANH TRỌNG

Nỗi khổ sở và ám ảnh khi ra đường của dân Hà Nội - Ảnh 5.

Vừa thoát khỏi lối xuống cầu Vĩnh Tuy tắc nghẹt, nhiều người di chuyển vào đường Nguyễn Khoái phía dưới để né tắc đường nhưng vẫn tiếp tục "kè từng bước một" - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Nỗi khổ sở và ám ảnh khi ra đường của dân Hà Nội - Ảnh 6.

Người dân né tắc đường lối lên cầu Chương Chương bằng cách đi qua đoạn tắc ngắn tại chân cầu Long Biên - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Nỗi khổ sở và ám ảnh khi ra đường của dân Hà Nội - Ảnh 7.

Ô tô, xe buýt, xe máy bị khóa chặt, nối dài hàng cây số từ bến xe Long Biên để tìm lối lên cầu Chương Dương - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Nỗi khổ sở và ám ảnh khi ra đường của dân Hà Nội - Ảnh 8.

Để lên cầu Chương Dương, người dân đứng kín làn đường dành cho các phương tiện di chuyển dưới chân cầu - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Hà Nội vừa Hà Nội vừa 'xử lý' được điểm ùn tắc này, lại phát sinh điểm ùn tắc giao thông khác

TTO - Trong 10 năm qua Hà Nội đã có 36 điểm ùn tắc giao thông được xử lý, nhưng vừa xử lý được điểm ùn tắc này, Hà Nội lại phát sinh thêm các điểm ùn tắc khác.

Xem thêm: mth.86103220080902202-ion-ah-nad-auc-gnoud-ar-ihk-hna-ma-av-os-ohk-ion/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nỗi 'khổ sở và ám ảnh' khi ra đường của dân Hà Nội”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools