vĐồng tin tức tài chính 365

Vải sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được gần 50% nhu cầu

2022-09-09 03:41

Mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu hơn 10 tỷ USD vải các loại, điều này đang ảnh hưởng đến tính bền vững của ngành dệt may. 

Để phát triển ngành dệt may một cách bền vững, các chuyên gia kinh tế cho rằng, các doanh nghiệp cần xây dựng tầm nhìn mới, tiếp tục đầu tư thay đổi thiết bị công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cũng như tự chủ được nguồn nguyên liệu… 

Năm nay là thời điểm mà các doanh nghiệp dệt may từng bước phục hồi sau ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu dệt may ước đạt 22,3 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên, phụ liệu dệt may 6 tháng đầu năm 2022 đạt khoảng 13,4 tỷ USD tăng 9,8% so cùng kỳ 2021. Kim ngạch xuất siêu đạt 8,86 tỷ USD, tăng 32% so với 6 tháng 2021. Kết quả này là nỗ lực của các doanh nghiệp dệt may trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn.

vai san xuat trong nuoc chi dap ung duoc gan 50 nhu cau hinh anh 1
Để ngành dệt may có thể vượt qua thách thức, cần nâng cao năng lực quản trị, phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp dệt may.

Tuy nhiên hiện sợi sản xuất ra không được sử dụng trong nước để dệt vải mà chủ yếu xuất khẩu. Vải sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được gần 50% nhu cầu, khiến mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu hơn 10 tỷ USD vải các loại.

Trong khi đó, các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới đặt ra yêu cầu về quy tắc xuất xứ, sợi và vải phải sản xuất tại Việt Nam, sử dụng tại Việt Nam hoặc ở các nước trong khối thương mại tự do FTA thì mới được chứng nhận quy tắc xuất xứ và được hưởng thuế ưu đãi.

Ông Vương Đức Anh, Chánh Văn phòng Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam nêu thực tế: "Các FTA thế hệ mới như CPTTP và EVFTA đều có những yêu cầu là vải phải sản xuất ở trong các khu vực FTA. Chúng ta nhìn thấy mặc dù các con số xuất khẩu đều tăng nhưng đối với dệt may chúng ta đều chưa tận dụng được các FTA vì chúng ta vẫn chưa tuân thủ được các quy tắc xuất xứ, trong khi các nguyên liệu của chúng ta vẫn chưa tự chủ được.

Với Hiệp định EVFTA, chúng ta tận dụng siêu ưu đãi mới chỉ đạt được 15% trên tổng kim ngạch xuất khẩu EU, còn với CPTPP, quy tắc từ sợi trở đi, gần như chúng tôi vẫn chưa tận dụng được". 

vai san xuat trong nuoc chi dap ung duoc gan 50 nhu cau hinh anh 2
Cần có các giải pháp thu hút đầu tư vào ngành dệt may, nhất là các dự án dệt - nhuộm, sản xuất nguyên liệu mới.

Để ngành dệt may có thể vượt qua thách thức, tận dụng tốt các cơ hội “vàng” trong phát triển, các chuyên gia cho rằng cần có các giải pháp thu hút đầu tư vào ngành dệt may, nhất là các dự án dệt - nhuộm, sản xuất nguyên liệu mới có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện môi trường… Đồng thời, nâng cao năng lực quản trị, phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp dệt may.

Song song đó, cần xây dựng và triển khai hiệu quả chương trình hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực dệt may, chú trọng các kỹ năng mới, cần thiết trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0.

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, câu chuyện về tự chủ nguồn nguyên liệu sẽ là hướng đi rất quan trọng giúp cho doanh nghiệp nói riêng và ngành dệt may nói chung có hướng phát triển theo hướng bền vững trong thời gian tới. Cùng với đó, các doanh nghiệp dệt may phải tập trung phát triển theo toàn bộ chuỗi, hình thành nên chuỗi giá trị trong nước.

Ông Nguyễn Anh Tuấn nhận định: "Chúng ta phải tự cải thiện đổi mới về công nghệ để các sản phẩm dệt may có thể tạo được sự gia tăng tốt hơn, tạo được chất lượng tốt hơn theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất.

Thứ hai, phải tăng cường năng lực của lao động, nguồn lao động của ngành dệt may chủ yếu là lao động ở mức trung bình và thấp. Do đó cần thiết phải nâng cao năng suất lao động lên, có như thế thì mới có thể  có hiệu quả lao động tốt hơn. Cùng với đó là  phải tăng cường sự chủ động về nguồn nguyên liệu về dệt, sợi…"./.

Xem thêm: vov.012869tsop-uac-uhn-05-nag-coud-gnu-pad-ihc-coun-gnort-taux-nas-iav/gnourt-iht/et-hnik/nv.vov

Comments:0 | Tags:Thị trường

“Vải sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được gần 50% nhu cầu”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools