Chỉ số con người (HDI) giúp đánh giá thành tựu phát triển được toàn diện hơn và đưa con người vào trọng tâm của các chính sách.
Chủ đề của báo cáo năm nay là nhiều cuộc khủng hoảng mà thế giới đang phải đối mặt và nỗ lực chung nhằm giảm thiểu tác động đối với sự phát triển của con người.
Báo cáo chỉ ra rằng Chỉ số phát triển con người đã giảm trên toàn cầu hai năm liên tiếp lần đầu tiên trong lịch sử 32 năm của chỉ số này. Nguyên nhân phần lớn do đại dịch COVID-19. Phát triển con người đã giảm trở lại mức năm 2016, làm đảo ngược nhiều tiến độ hướng tới các Mục tiêu phát triển bền vững.
(Ảnh: Al Jazeera)
Giá trị HDI của Việt Nam là 0,703 vào năm 2021, về cơ bản không thay đổi so với năm 2019 (0,704). Việt Nam đã tăng hai bậc trong bảng xếp hạng toàn cầu từ 117/189 quốc gia vào năm 2019 lên 115/191 quốc gia trong năm 2021. Điều này cho thấy sự tiến bộ và ổn định của Chỉ số con người tại Việt Nam.
Báo cáo đưa ra lộ trình thoát khỏi sự bất định và hướng tới sự phát triển mới, bền vững và công bằng.
Giáo sư Jonathan Pincus, chuyên gia kinh tế cao cấp UNDP, cho biết: "Báo cáo khuyến nghị các chính sách ưu tiên đầu tư vào năng lượng tái tạo, sự chuẩn bị sẵn sàng, và bảo hiểm, bao gồm bảo trợ xã hội, nhằm giảm thiểu tác động của sự bất định và xây dựng năng lực cần thiết để ứng phó với những thách thức mới".
Xem thêm: nhc.63964426190902202-peit-neil-man-iah-uac-naot-nert-maig-iougn-noc-neirt-tahp-os-ihc/nv.fefac