Theo ước tính của Bloomberg, Nga đang xuất khẩu 3,32 triệu thùng dầu thô mỗi ngày bằng đường biển, điều đó có nghĩa là châu Âu đang mua hơn 1/3 trong số này khi còn có thể. Động thái của châu Âu cho thấy không có gì thay đổi kể từ tháng 6, thời điểm lệnh cấm vận được thông qua và châu Âu sẽ phải tìm nhà cung cấp dầu thay thế khi giá dầu có thể tăng cao hơn nữa.
Giá dầu đang điều chỉnh giảm do các đợt phong tỏa mới ở Trung Quốc và khả năng các ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất tiếp. Tuy nhiên, một khi lệnh cấm vận có hiệu lực, nhiều khả năng giá sẽ tăng trở lại vào thời điểm châu Âu cảm thấy "đau đớn nhất". Đó là lý do hiện tại EU đang tăng cường dự trữ dầu.
Bến dầu thô Kozmino gần thành phố cảng Nakhodka - Nga. Ảnh: Reuters
Không riêng dầu, châu Âu đang chạy đua tích trữ tất cả nhiên liệu hóa thạch. Tờ Financial Times (Anh) gọi đây là "hậu quả không thể tránh khỏi của nhiên liệu hóa thạch thời chiến" trong một báo cáo gần đây. EU liên tục nhắc lại rằng các kế hoạch giảm phát thải vẫn đang được thực hiện mặc dù dường như họ đang phải nhượng bộ trong lĩnh vực an ninh năng lượng. Hoạt động xuất khẩu dầu từ Nga sang Bắc Âu đã tăng rõ rệt trong tuần đầu tiên của tháng này.
Trong diễn biến liên quan, bà Elizabeth Rosenberg, trợ lý Bộ trưởng Tài chính Mỹ về Tài trợ Khủng bố và Tội phạm Tài chính, cho biết nhóm 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Mỹ sẽ làm việc cùng nhau trong những tuần tới để xác định mức giá trần áp lên dầu thô của Nga và chi tiết của hoạt động triển khai.
Đáp lại, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Nga sẽ ngừng chuyển hàng đến các quốc gia áp đặt giá trần lên dầu của Nga.
Xem thêm: nhc.92471600101902202-nol-gnoul-os-oht-uad-mog-maht-ma-gnuhn-agn-tahp-ion-ua-uahc/nv.fefac