Nghiên cứu sinh Nguyễn Huỳnh Ngọc Trâm tại buổi báo cáo chuyên đề "Học sinh khối 6 nghĩ gì?" do Trường THCS Nguyễn Du, quận 1, TP.HCM tổ chức ngày 10-9 - Ảnh: HOÀNG HƯƠNG
"Rất nhiều phụ huynh đã chia sẻ với tôi rằng con em họ đã nói như vậy và khẳng định không cần học nhiều làm gì" - nghiên cứu sinh Nguyễn Huỳnh Ngọc Trâm (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) kể câu chuyện trên tại buổi báo cáo chuyên đề "Học sinh khối 6 nghĩ gì?" (do Trường THCS Nguyễn Du, quận 1, TP.HCM tổ chức ngày 10-9) dành cho phụ huynh học sinh khối 6 của trường.
Tại buổi chuyên đề, nhiều phụ huynh thừa nhận từng gặp những trường hợp tương tự.
"Con nói ông Bill Gates ngày xưa cũng học hành dở dang mà vẫn trở thành tỉ phú, nổi tiếng khắp thế giới. Thế nên bố mẹ đừng ép con phải đi học" - chị Thảo, phụ huynh lớp 6 Trường THCS Nguyễn Du, tâm sự.
"Chúng ta cần nói với các con rằng trong số mấy trăm ngàn người chơi game thì chỉ có một người nổi tiếng và được đưa lên báo. Còn rất nhiều người khó khăn, vất vả, không nổi tiếng thì không ai biết tới.
Thực tế có những streamer du học ở nước ngoài về, có game thủ đậu đại học với số điểm gần tuyệt đối 29/30 điểm... Khi mình có học hành đàng hoàng thì sau này sẽ có nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp hơn", bà Trâm đưa ra lời khuyên.
Theo bà Trâm, học sinh lứa tuổi THCS có nhiều thay đổi về tâm sinh lý như hay cáu gắt, hồi hộp, lơ đãng, muốn khẳng định mình là người lớn, thích cãi lại ba mẹ, ăn nói cộc lốc chứ không "dạ, thưa" như hồi học tiểu học... Do đó, các bậc phụ huynh cần làm bạn với con, lắng nghe, trao đổi với con nhiều hơn nhưng phải có định hướng.
"Thật ra, làm cha mẹ tuổi teen không khó, nếu các bậc phụ huynh thực hiện ba quy tắc chấp nhận con và thành thật với con; thích nghe con nói và luôn có những cử chỉ yêu thương với con", bà Trâm đúc kết.
Bà Nguyễn Đoan Trang - hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du - cho biết thêm do lứa tuổi học sinh THCS có nhiều thay đổi so với bậc tiểu học nên nhiều năm nay, cứ đầu năm học là trường tổ chức chuyên đề "Học sinh khối 6 nghĩ gì?" cho phụ huynh.
"Chuyên đề nhằm tạo điều kiện cho phụ huynh hiểu con hơn, ứng xử với con tốt hơn. Khi mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái tốt đẹp thì học sinh của chúng tôi sẽ có tâm lý thoải mái, vui vẻ. Từ đó, các em sẽ học tập tốt hơn" - bà Trang nói thêm.
TTO - "Rác" trên mạng chưa bao giờ đầy rẫy và hỗn tạp như bây giờ! Cái xấu đang ngày càng lan nhanh đến trẻ em do sự dễ dãi chia sẻ và hời hợt ứng xử trên không gian mạng của người lớn.
Xem thêm: mth.64520907101902202-ig-mal-coh-noc-pe-uc-em-oas-iat/nv.ertiout