Rocket Lab sẽ tìm hiểu sử dụng bệ phóng nhỏ Electron và tên lửa nâng hạng trung Neutron trong tương lai - Ảnh: ROCKET LAB
Quân đội Mỹ đã ký hợp đồng với hai công ty Rocket Lab và Sierra Space, để vận chuyển những hàng hóa quân sự quan trọng bằng tên lửa của họ đi khắp thế giới với "tốc độ siêu thanh".
Đây là hai công ty hàng không vũ trụ tư nhân tham gia vào dự án Rocket Cargo của Không quân Mỹ, nhằm vận chuyển hàng hóa quân sự đi khắp thế giới trong một "cao tốc không gian".
Theo trang tin công nghệ Gizmodo, Công ty Rocket Lab thông báo họ đã ký một thỏa thuận với Bộ chỉ huy vận tải Mỹ (USTRANSCOM) nhằm sử dụng tên lửa Electron phóng cỡ nhỏ và tên lửa Neutron nâng tầm trung, để vận chuyển hàng hóa quân sự quan trọng đến các địa điểm khác nhau trên Trái đất.
Rocket Lab cũng đang xem xét sử dụng tên lửa Photon của mình như một phương tiện vận chuyển hai chiều cho các kho chứa hàng hóa trên quỹ đạo.
Giám đốc điều hành Rocket Lab, ông Peter Beck, cho biết: "Vận chuyển không gian bằng tên lửa mang đến một khả năng mới, để di chuyển thiết bị nhanh chóng trên khắp thế giới trong vài giờ, cho phép quân đội phản ứng nhanh hơn với các trường hợp khẩn cấp và thiên tai toàn cầu".
Tên lửa Electron cao 18m của Rocket Lab đã bay 29 lần. Trong khi tên lửa Neutron lớn hơn, dự kiến sẽ bắt đầu phóng lên vũ trụ vào năm 2024 với trọng tải 13 tấn. Trong khi đó, tên lửa Photon của công ty gần đây đã phóng sứ mệnh CAPSTONE của NASA lên Mặt trăng.
Sierra Space, công ty tên lửa tư nhân có trụ sở tại Nevada, cũng đã công bố một thỏa thuận với Không quân Mỹ để sử dụng máy bay vũ trụ Dream Chaser của họ. Hiện nay loại máy bay vũ trụ này vẫn đang được ráo riết sản xuất, để vận chuyển hàng hóa với "tốc độ siêu thanh".
Dự án vận chuyển hàng hóa bằng tên lửa của Không quân Mỹ đã được công bố vào năm 2021, như một cách để vận chuyển hàng hóa quân sự và có thể cả con người trên toàn cầu trong vòng vài giờ, bằng các phương tiện phóng vào không gian.
Lực lượng Không quân Mỹ muốn làm điều đó bằng cách sử dụng tên lửa thương mại. Họ đã ký một thỏa thuận tương tự với SpaceX vào đầu năm 2022 trị giá 102 triệu USD. Đồng thời ký hợp đồng với Blue Origin của tỉ phú Jeff Bezos vào cuối năm 2021.
TTO - Giữa bối cảnh thế giới đang chứng kiến nhiều xung đột, bất ổn, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Colin Kahl mới đây lên tiếng cảnh báo việc 4 quốc gia đang cản trở loại bỏ vũ khí hạt nhân.