vĐồng tin tức tài chính 365

Diễn đàn Kinh tế Phương Đông - Cơ hội để Nga phá thế cô lập

2022-09-12 10:11

Bất chấp kinh tế thế giới khó khăn và Nga đang chịu hơn 11.000 lệnh cấm vận của phương Tây, Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ 7 diễn ra tuần qua ở thành phố Vladivostok, Nga vẫn quy tụ lãnh đạo và đại diện của 68 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Với chủ đề "Con đường hướng tới thế giới đa cực", Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ 7 đã chỉ ra rằng, cuộc chiến kinh tế giữa trừng phạt và chống trừng phạt giữa Nga với các nước phương Tây đang dần vẽ ra một bức tranh về trật tự thế giới mới đa cực hơn.

Sau 4 ngày diễn ra sự kiện, tổng giá trị của 290 thỏa thuận đã ký ghi nhận con số kỷ lục, đạt hơn 3,2 nghìn tỷ Ruble, tương đương 53,4 tỷ USD. Con số này là minh chứng cho thấy, nhu cầu về hợp tác kinh tế liên quan đến mặt hàng năng lượng và lương thực, thực phẩm từ Nga là rất lớn trong bối cảnh khủng hoảng lạm phát trên toàn cầu hiện nay.

Tổng thống Putin: Nước Nga không thể bị cô lập

Phát biểu tại sự kiện Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh, nền kinh tế Nga không hề sụp đổ, bất chấp mọi nỗ lực của các quốc gia không thân thiện.

Diễn đàn Kinh tế Phương Đông - Cơ hội để Nga phá thế cô lập - Ảnh 1.

Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: Reuters)

Theo Người đứng đầu nước Nga, các biện pháp cấm vận của phương Tây đã thay thế đại dịch COVID-19, trở thành mối đe dọa chính đối với nền kinh tế toàn cầu. Ông thừa nhận một số lĩnh vực của nền kinh tế Nga đang phải chịu những tác động do các lệnh trừng phạt và áp lực chính trị, nhưng vẫn khẳng định nước Nga không thể bị cô lập.

Tổng thống Putin cho rằng, phương Tây đang tụt lại phía sau, còn châu Á là tương lai. Ông nhấn mạnh, trung tâm kinh tế của nước Nga đang nhanh chóng chuyển sang vùng Viễn Đông. Điều này không dẫn đến sự suy yếu của Nga, như mục đích của Phương Tây, mà là tăng vị thế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và mở rộng địa lý của các đối tác kinh doanh.

Tổng thống Putin khẳng định, Nga không đóng cửa với các công dân và doanh nghiệp châu Âu. Chính các quốc gia phương Tây đã tự mình cắt đứt các mối liên hệ, không phải hạn chế Nga, mà hạn chế chính mình.

Nga tăng cường hợp tác kinh tế với Trung Quốc

Diễn đàn Kinh tế Phương Đông năm nay cũng là dịp quan trọng để Moscow củng cố các quan hệ với phần còn lại của thế giới không tham gia các lệnh trừng phạt chống Nga trong bối cảnh phương Tây đang tập hợp một liên minh nhằm áp trần giá khí đốt và dầu mỏ của Nga.

Một sự kiện đặc biệt trong khuôn khổ là Diễn đàn Kinh doanh "Hợp tác Nga - Trung trong thời đại mới". Việc Phương Tây ngắt kết nối hệ thống ngân hàng của Nga buộc Moscow phải cùng các đối tác, ở đây trước tiên là Trung Quốc xây dựng các cơ chế thanh toán mới.

Tại diễn đàn này, Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga và phía đối tác Trung Quốc đã nhất trí thanh toán tiền khí đốt bằng đồng Rublevà đồng Nhân dân tệ theo tỷ lệ 50 - 50. VTB trở thành ngân hàng Nga đầu tiên chuyển tiền bằng đồng Nhân dân tệ sang Trung Quốc mà không cần tới hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT.

Nga hướng tới hợp tác kinh tế đa cực

Cũng tại diễn đàn, Phó Chủ tịch Trung tâm Xuất khẩu Nga tiết lộ, nước này đang phác thảo các hướng xuất khẩu ưu tiên. Nhóm thứ nhất là các quốc gia có quan hệ kinh tế và thương mại đã được thiết lập với Nga như Kazakhstan, Uzbekistan, Belarus, Azerbaijan, nơi các sản phẩm của Nga có vị thế ổn định, thị trường đang phát triển. Ấn Độ, Trung Quốc, Trung Đông nằm trong nhóm thứ hai. Các nước châu Phi và Đông Nam Á trong nhóm thứ ba.

Có thể nói, Nga đã tận dụng triệt để Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ 7 để gửi đi thông điệp mạnh mẽ về mong muốn hợp tác với các đối tác cả truyền thống và mới.

Các chuyên gia cho rằng, dù Moscow có thu về doanh thu xuất khẩu năng lượng kỷ lục gần 160 tỷ trong 6 tháng tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, nhưng để đi xa, Nga không thể một mình.

Nhiều cụm từ đã được nhắc tới như: trật tự năng lượng mới, thiết lập hệ thống giao dịch mới… đang cho thấy sự dịch chuyển trong quan hệ giữa các nước lớn. Liệu điều này có tạo ra "Con đường hướng tới thế giới đa cực", chủ đề Nga chọn cho Diễn đàn năm nay? Những chuyển động kinh tế sắp tới sẽ cần phải theo dõi thêm trong các trục quan hệ giữa Nga và các đối tác.

Tuần tới, Tổng thống Nga sẽ có cuộc gặp thượng đỉnh với chủ tịch Trung Quốc bên lề Hội nghị của tổ chức hợp tác Thượng Hải ở Uzbekistan. Đây sẽ là lần đầu tiên ông Tập Cận Bình công du nước ngoài trong gần 3 năm qua kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát.

Sau 6 tháng xung đột, kinh tế Nga có 'tê liệt' trước các đòn trừng phạt?Sau 6 tháng xung đột, kinh tế Nga có "tê liệt" trước các đòn trừng phạt?

VTV.vn - Trong bản báo cáo cập nhật mới nhất, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng bất ngờ khi kinh tế Nga dường như đang tăng trưởng tốt hơn mong đợi.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.71183809021902202-pal-oc-eht-ahp-agn-ed-ioh-oc-gnod-gnouhp-et-hnik-nad-neid/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Diễn đàn Kinh tế Phương Đông - Cơ hội để Nga phá thế cô lập”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools