TP.HCM, một trung tâm kinh tế của Việt Nam - Ảnh: QUANG ĐỊNH
"Lực lượng lao động ở Việt Nam ngày càng được đào tạo tốt và vẫn còn khá rẻ so với Singapore", báo Straits Times ngày 12-9 dẫn lời ông James Tan, đối tác quản lý của Công ty đầu tư mạo hiểm Quest Ventures, nhận định.
Ngoài ra, Việt Nam có dân số hiểu biết về công nghệ và tầng lớp trung lưu đang phát triển khiến nơi đây trở thành một thị trường tiềm năng.
Số lượng các công ty khởi nghiệp từ Singapore đầu tư ra nước ngoài thông qua các chương trình thúc đẩy Liên minh Đổi mới toàn cầu (GIA) của Cơ quan phát triển doanh nghiệp Singapore đã tăng lên hơn 400 trong vòng chưa đầy 5 năm.
Kể từ khi GIA mở rộng sang Việt Nam, có khoảng 45 doanh nghiệp đã tham gia chương trình thúc đẩy đầu tư tại Việt Nam.
“Ba công ty khởi nghiệp đã bước chân thành công vào Việt Nam và hơn 10 công ty đang thảo luận với các đối tác tiềm năng của Việt Nam về các dự án hợp tác”, ông Jonathan Lim, lãnh đạo chương trình Mạng lưới Đổi mới toàn cầu của Cơ quan phát triển doanh nghiệp Singapore, nói.
Bà Nguyễn Phi Vân, cố vấn của Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và là thành viên của Hiệp hội Business Angel Alliance ASEAN, cho biết chi phí hoạt động tại Việt Nam vẫn còn thấp so với các thị trường khác trong khu vực.
"Việc kiếm nguồn vốn ở đây (ở Việt Nam) dễ dàng hơn vì hiện tại rất nhiều nhà đầu tư mạo hiểm đang tập trung vào Việt Nam. Chi phí sinh hoạt cũng thấp, dễ dàng di chuyển và kết nối với mọi người nên các nhà sáng lập quốc tế bắt đầu khởi nghiệp tại đây cũng dễ dàng hơn", bà nói.
Các lĩnh vực mà các công ty đầu tư mạo hiểm đang quan tâm ở Việt Nam bao gồm công nghệ y tế, chế biến thực phẩm và blockchain.
Tuy nhiên, các công ty muốn vào Việt Nam cũng sẽ đối mặt với một số thách thức như triển khai các dịch vụ trực tuyến và hàng hóa tại các vùng nông thôn, hiện chiếm phần lớn tại Việt Nam.
Các chuyên gia khuyên những doanh nghiệp vừa và nhỏ của Singapore nên dành nhiều thời gian tìm hiểu về thị trường, xây dựng quan hệ với các đối tác.
"Một chuyến dăm bảy ngày đến Việt Nam sẽ không thể giúp các doanh nghiệp vun đắp quan hệ", bà Amy Wee, lãnh đạo phụ trách thị trường Việt Nam của Liên đoàn Doanh nghiệp Singapore, nói.
TTO - Nhiều công ty Đan Mạch đang đẩy mạnh đầu tư tại Việt Nam, trong bối cảnh vị thế của Việt Nam đang ngày một tăng và trở thành trung tâm sản xuất công nghệ quan trọng của khu vực cũng như thế giới.
Xem thêm: mth.25404048021902202-eropagnis-peihgn-iohk-yt-gnoc-cac-nad-pah-man-teiv/nv.ertiout