vĐồng tin tức tài chính 365

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng tham dự Hội nghị Thống đốc Hội đồng Tư vấn châu Á lần thứ 43

2022-09-13 08:25

Sau khi thông qua Biên bản Hội nghị Thống đốc Hội đồng Tư vấn châu Á lần thứ 42 được tổ chức vào ngày 09/3/2022, Hội nghị đã tiến hành các phiên thảo luận về hai nhóm chủ đề quan trọng bao gồm: (i) Các thách thức tài chính vĩ mô trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương và các hàm ý chính sách; và (ii) Các vấn đề liên quan đến biến đối khí hậu và vai trò, hoạt động ngân hàng trung ương (NHTW).

Về nhóm chủ đề thứ nhất, khi đánh giá về tác động, thách thức tài chính vĩ mô trong khu vực, các đại biểu đều có chung nhận định rằng các nền kinh tế trong khu vực đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức do lạm phát gia tăng, tăng trưởng chậm lại, sự đứt gãy chuỗi cung ứng kéo dài và điều kiện tài chính toàn cầu bị thắt chặt kể từ đầu năm nhưng về cơ bản khu vực vẫn có mức tăng trưởng cao hơn (dự báo khoảng 4%/năm) và lạm phát thấp hơn các khu vực khác trên thế giới.

Trong điều hành chính sách tiền tệ, các NHTW trong khu vực đang phải đối mặt với nhiều thách thức như: Lạm phát gia tăng và tăng trưởng chậm lại chủ yếu do các cú sốc từ phía cung. Bên cạnh tác động của xung đột địa chính trị, sự đứt gãy chuỗi cung ứng cũng là vấn đề quan trọng trong bối cảnh liên kết thương mại và đầu tư gia tăng trong khu vực châu Á và giữa châu Á với phần còn lại của thế giới trong hai thập kỷ qua. Sự đứt gãy này gây ra tình trạng thiếu nguyên liệu và các cấu phần quan trọng, làm giảm tốc độ tăng trưởng, dẫn đến áp lực giá cao, mặc dù tình hình đã được cải thiện trong nửa đầu năm 2022. Một thách thức khác nữa đó là, chính sách tiền tệ thắt chặt để giảm lạm phát đã làm mờ đi triển vọng tăng trưởng, đồng thời, các rủi ro ổn định tài chính liên quan đến mức nợ trong nước cao. Tỷ lệ nợ trên GDP của chính phủ, hộ gia đình và doanh nghiệp trong các nền kinh tế khu vực đã tăng kể từ đầu đại dịch, chủ yếu phản ánh hỗ trợ tài chính và tín dụng cho các hộ gia đình và doanh nghiệp. Ngoài ra, với việc đồng USD tăng giá, một số biện pháp can thiệp ngoại hối đã sử dụng để khắc phục sự biến động của tỷ giá hối đoái theo hướng thận trọng, tuy nhiên vẫn còn nhiều yếu tố bất ổn để có thể cải thiện quản lý rủi ro ngoại hối trong các tổ chức tài chính.

image

Quang cảnh hội nghị.

Trong phần phát biểu của mình về nhóm chủ đề này, bên cạnh việc ủng hộ các nhận định, đánh giá chung được nêu tại Hội nghị, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ về tình hình Việt Nam và nhấn mạnh sự chủ động, linh hoạt trong điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ và chính sách tiền tệ của NHNN giúp Việt Nam không chịu nhiều tác động nặng nề như nhiều quốc gia, khu vực khác. Tính chung 6 tháng đầu năm, GDP tăng 6,42% so với cùng kỳ năm 2021; CPI tháng 8/2022 tăng 3,6% so với tháng 12/2021. Thống đốc cũng chia sẻ về những thách thức đối với Việt Nam trong thời gian tới, đồng thời nêu rõ quan điểm về “sự cần thiết phối hợp đồng bộ nhiều chính sách trong khuôn khổ ổn định tài chính vĩ mô, trong đó có chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và chính sách an toàn vĩ mô” trước những biến động khó lường của nền kinh tế và địa chính trị toàn cầu. Thống đốc cho rằng, nhận thức sâu sắc về việc này sẽ giúp việc hoạch định chính sách được nhất quán, chủ động, linh hoạt trong khi vẫn đảm bảo được mục tiêu dài hạn trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Về các giải pháp cụ thể, với sự đa dạng của các công cụ chính, NHNN luôn lưu ý phối hợp đồng bộ giữa chính sách lãi suất và chính sách tỷ giá để tăng sức hấp dẫn của VND, từ đó góp phần ổn định tỷ giá trước các áp lực tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (so với nhiều đồng tiền trong khu vực, tính đến hết tháng 8/2022, VND chỉ giảm giá 2,8 % so với USD). Đồng thời, Chính phủ Việt Nam cũng đã đưa ra nhiều giải pháp tập trung vào các phân khúc khác nhau của thị trường vốn nhằm giảm áp lực lên kênh tín dụng từ khu vực ngân hàng.

Liên quan đến nhóm chủ đề thứ hai về các vấn đề liên quan đến biến đối khí hậu và vai trò của NHTW, Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu, vì vậy, đã luôn chủ động ban hành các khung chính sách về tăng trưởng xanh ứng phó với tác động bất lợi của biến đổi khí hậu. Trong nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), NHNN đóng vai trò quan trọng trong quản lý và ứng phó với các rủi ro khí hậu và môi trường thông qua việc huy động nguồn lực và hướng dòng vốn vào các lĩnh vực xanh, thân thiện với môi trường. Trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục thực thi các chính sách tín dụng nhằm thúc đẩy hoạt động của ngành ngân hàng hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.

Hội nghị Thống đốc ACC lần thứ 44 tiếp theo dự kiến sẽ diễn ra trong tháng 3/2023.

 

Hội đồng Tư vấn châu Á được thành lập năm 2001 có mục đích tạo cơ chế trao đổi, đối thoại giữa các NHTW/cơ quan quản lý tiền tệ hội viên Ngân hàng Thanh toán Quốc tế khu vực châu Á và Thái Bình Dương với Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc Ngân hàng Thanh toán Quốc tế về những vấn đề mà các NHTW/Cơ quan quản lý tiền tệ trong khu vực quan tâm, và chỉ đạo hoạt động của Văn phòng đại diện Ngân hàng Thanh toán Quốc tế khu vực châu Á. Thành viên của Hội đồng Tư vấn châu Á gồm Thống đốc của 13 NHTW/cơ quan quản lý tiền tệ hội viên BIS trong khu vực gồm: Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Ấn Độ, Malaysia, New Zealand, Indonesia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

HTQT - Ảnh: ĐK.

Xem thêm: 904815VBS=emaNcoDd?001mc/sknil/iv/latrop/retnecbew/nv.vog.vbs.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thống đốc Nguyễn Thị Hồng tham dự Hội nghị Thống đốc Hội đồng Tư vấn châu Á lần thứ 43”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools