vĐồng tin tức tài chính 365

Không khai thác đá phiến, châu Âu đang bỏ quên kho báu của mình?

2022-09-14 11:11

Giá năng lượng tăng mạnh

Trong bối cảnh giá năng lượng đang tăng mạnh trên khắp châu Âu , bao gồm giá khí đốt tăng 26% khi Nga dừng hoạt động đường ống Nord Stream 1, EU đang lên kế hoạch thay thế gần 2/3 lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga.

Nhưng điều này là khó khả thi. Năm 2021, EU nhập khẩu khoảng 155 tỷ m3 khí đốt từ Nga. Trong khi đó, đề xuất thay thế khí đốt vào cuối năm 2022, bao gồm việc đa dạng hoá khí hoá lỏng tự nhiên (LNG), năng lượng tái tạo, tăng hiệu quả hệ thống sưởi ấm, khí biomethane, năng lượng mặt trời, chỉ tương đương 102 tỷ khí đốt mỗi năm.

Nhiều ý kiến cho rằng đây là lúc châu Âu cần tận dụng tiềm năng khí đá phiến hơn bao giờ hết.

Thủ tướng Anh Liz Truss đã công bố việc Anh dỡ lệnh cấm tạm dừng khai thác dầu đá phiến khi nước này tìm giải pháp tận dụng các nguồn năng lượng trong nước và giúp nền kinh tế đối phó với giá năng lượng tăng mạnh.

Hiện Anh đang sở hữu hai giếng đá phiến ở Lancashire, vận hành bởi Cuadrilla Resources. CEO của Cuadrilla Francis Egan hoan nghênh việc chính phủ dỡ lệnh cấm khi cho rằng "đây là quyết định hợp lý". Nếu không có các biện pháp mạnh được thực thi ngày hôm nay, nước Anh sẽ phải nhập khẩu gần 2/3 khí đốt vào cuối thập kỉ, qua đó đặt nền kinh tế trước những rủi ro lớn, ông Egan nói.

Điều này cho thấy tiềm năng lớn của dầu đá phiến tại Anh, và đặt ra câu hỏi tại sao châu Âu không tận dụng nguồn tài nguyên này.

Nhưng vấn đề này lại dẫn đến một cuộc tranh luận khác. Bất chấp tình hình khó khăn về năng lượng trước mắt, các nước còn lại của châu Âu sẽ khó thực hiện các bước đi tương tự. Việc khai thác nguồn tài nguyên từng bị dừng lại sau khi nhà chức trách cho rằng "với công nghệ hiện nay là không khả thi để xác định chính xác nguy cơ xảy ra động đất liên quan đến hoạt động khai thác đá phiến".

Hiện tại Đức, Pháp, Hà Lan, Scotland và Bulgaria đều đã cấm hoạt động khai thác đá phiến.

Tranh cãi từ lâu của châu Âu

Theo ước tính, châu Âu có lượng khí đá phiến lớn hơn Mỹ, tuy nhiên, chỉ có hoạt động khai thác lớn tập trung ở Ukraine, và đây cũng là yếu tố giúp nước này hạn chế phụ thuộc vào khí đốt từ Nga trong nhiều năm qua.

Việc khai thác đá phiến tại châu Âu đã trở thành một vấn đề gây tranh cãi, phần lớn là bởi mật độ dân cư dày đặc, điều khác xa so với ở Bắc Mỹ.

Năm 2013, hoạt động khoan khai thác của Cuadrilla một lần nữa bị tạm dừng sau khi hàng trăm người dân địa phương tại một thị trấn nhỏ ở miền nam London biểu tình phản đối, và buộc công ty phải dừng khai thác ở mỏ đá phiến.

Trong khi đó vào 2012, người biểu tình ở Zurawlow, một thị trấn ở miền Nam Ba Lan, đã thành công ngăn hoạt động khai thác, trong khi các nhà hoạt động xã hội của tổ chức Hoà bình xanh (Greenpeace), thành công ngăn cản hoạt động một dàn khoan đá phiến ở Đan Mạch.

Sự phản đối của dư luận, cùng với lo ngại về thu thuế, các vấn đề pháp lý, và sản lượng thấp đã khiến nhiều nhà đầu tư rời bỏ hoạt động khai thác khí đá phiến, bao gồm Exxon Mobil, Chevron, hay TotalEnergies đều từ bỏ các dự án ở Ba Lan, hay Total tại Đan Mạch.

Nhiều dự án khai thác trong quá khứ từng không được thực hiện, bởi việc huy động các thiết bị và xe tải phục vụ cho hoạt đông khai thác sẽ ảnh hưởng tới các tuyến đường đất lâu đời. Gazprom đã từng nói về sự khó khăn trong việc tìm kiếm các khu vực không có người ở tại châu Âu và có đủ lượng nước để tiến hành hoạt động khai thác.

Ngoài ra, dù tại Mỹ hoạt động khai thác đã diễn ra trong hàng thập kỉ, châu Âu vẫn tỏ ý nghi ngờ về công nghệ này.

Điều quan tâm là liệu việc giá năng lượng tăng ở mức kỉ lục có khiến châu Âu thay đổi thái độ về hoạt động khai thác khí đá phiến hay không. Nhiều nước hiện đã quay trở lại việc sản xuất năng lượng bằng than đá với quy mô lớn kỉ lục nhằm duy trì nguồn cung năng lượng, nhưng lại ảnh hưởng tới cam kết của các nước này về mục tiêu biến đổi khí hậu.

Không những vậy, những nghiên cứu đã chỉ ra rằng dù quá trình đốt khí tự nhiên sạch hơn là than đá và giảm khí thải nhà kính. Trong khi đó, hoạt động khai thác khí đá phiến lại xoá bỏ các lợi ích này, bởi việc phát thải trực tiếp khí CO2 và methane.

Xem thêm: nhc.72911210141902202-hnim-auc-uab-ohk-neuq-ob-gnad-ua-uahc-neihp-ad-caht-iahk-gnohk/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Không khai thác đá phiến, châu Âu đang bỏ quên kho báu của mình?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools