Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp trao quyết định bổ nhiệm chức vụ chủ tịch hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi miền Nam cho ông Tô Văn Thanh - Ảnh: N.TRÍ
Đó là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp tại buổi lễ ra mắt Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi miền Nam chiều 15-9.
Theo thứ trưởng, cả nước hiện có 98 công ty khai thác thủy lợi, trong đó có 3 công ty thuộc bộ quản lý. Với việc quản lý hơn 20.000ha, Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi miền Nam cần phải tính toán lại phương án khai thác tại hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh) để đảm bảo hiệu quả, phát huy thế mạnh và tuân thủ đúng pháp luật.
"Phải quản lý, giám sát chặt chẽ vấn đề khai thác cát tại hồ Dầu Tiếng và hoạt động nuôi trồng thủy sản để đảm bảo nguồn cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất cho TP.HCM và các tỉnh.
Đồng thời, phương án hoạt động của công ty phải đi liền với xu hướng phát triển kinh tế vùng, đặc biệt là phải sớm đầu tư hơn nữa để phát huy vai trò chống hạn mặn, lũ lụt, bởi thiên tai không chờ chúng ta hoàn thiện", ông Hiệp nói.
Theo ông Hiệp, Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi miền Nam (nâng cấp từ Công ty Khai thác công trình thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa) là doanh nghiệp công ích khai thác thủy lợi phụ trách 13 tỉnh thành phía Nam, trong đó có hai công trình thủy lợi được nhận định là lớn nhất Đông Nam Á gồm hồ chứa nước Dầu Tiếng (Tây Ninh) và hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé (Kiên Giang).
Do đó, đơn vị có nhiệm vụ rất nặng nề, không chỉ hoạt động ở khu vực lớn mà còn có nhiệm vụ dẫn dắt doanh nghiệp khác.
Ý định của bộ sẽ thành lập ba công ty khai thác thủy lợi gồm công ty miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên, và miền Nam, sau đó sẽ thống nhất để nâng cấp các tổng công ty thành một tập đoàn nhà nước chuyên về khai thác, quản lý thủy lợi.
Theo thứ trưởng, hiện bình quân cả năm nhà nước cấp lệ phí khoảng 6.000 tỉ cho 98 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy lợi. Tuy vậy, nhiều công ty vẫn bị vướng cơ chế gây khó khăn trong hoạt động. Do đó, Bộ NN&PTNT sẽ có đề xuất để có thêm cơ chế đầu tư, hỗ trợ cho hoạt động thủy lợi.
Trong khi đó, để các công trình phát huy hiệu quả, Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi miền Nam đề nghị Bộ NN&PTNT xem xét bố trí nguồn vốn để thực hiện quản lý khai thác và bổ sung trang thiết bị; chỉ đạo các đơn vị liên quan trong công tác rà soát, cập nhật, bổ sung để hoàn thiện quy trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé.
Cần hướng dẫn xác định sản phẩm dịch vụ thủy lợi theo các mô hình sản xuất; ban hành quy chế phối hợp với các địa phương, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật... để phù hợp với tình hình thực tế...
TTO - Ngày 23-5, ông Trần Quang Hùng - quyền giám đốc Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Dầu Tiếng, Phước Hòa - cho biết đã yêu cầu các doanh nghiệp giảm 30% công suất khai cát trong lòng hồ Dầu Tiếng để đảm bảo chất lượng nguồn nước mùa khô.
Xem thêm: mth.53425230251902202-gneit-uad-oh-iat-tac-caht-iahk-gnod-taoh-tahc-tas-maig-yl-nauq-iahp/nv.ertiout