Nhà máy lọc dầu PCK Schwedt do PCK Raffinerie GmbH, một công ty con của Rosneft, điều hành ở Schwedt, Đức - Ảnh: BLOOMBERG
Theo Hãng tin Bloomberg, Đức đang lên kế hoạch ngừng nhập khẩu dầu thô từ Nga cho các cơ sở lọc dầu của mình vào cuối năm nay. Đây được xem là một phần trong nỗ lực của châu Âu nhằm cô lập kinh tế Nga sau xung đột tại Ukraine.
Giới quan sát nhận định động thái trên cũng đánh dấu một bước tiến mới trong sự chủ động của Berlin ở ngành năng lượng. Đức đang cố gắng tìm phương án thay thế sau hàng chục năm hợp tác khăng khít với Nga trong mảng năng lượng.
Theo Bloomberg, Đức chịu ảnh hưởng đặc biệt nặng nề ở cả mảng dầu mỏ và khí đốt trong nỗ lực gây sức ép lên Nga của phương Tây.
Ngày 16-9, Chính phủ Đức cho biết nhà điều hành lưới điện BNetzA sẽ được ủy thác quản lý hai công ty RN Refining & Marketing GmbH và Rosneft Deutschland GmbH. Hai công ty này chiếm khoảng 12% công suất lọc dầu của Đức.
Ngoài ra, BNetzA cũng sẽ tiếp quản các nhà máy lọc dầu tại Schwedt, Karlsruhe và Vohburg. Quy trình này từng được áp dụng khi Đức tiếp quản lại công ty con Gazprom Germania của Tập đoàn dầu khí Nga Gazprom hồi tháng 4 vừa qua.
Cơ sở lọc dầu Schwedt, nằm gần biên giới Ba Lan, cho đến nay vẫn nhận dầu thô thông qua đường ống Druzhba từ Nga. Với phần lớn còn thuộc quyền kiểm soát của Nga, cơ sở Schwedt hiện khó lòng cung cấp đủ nhiên liệu cho Berlin và các vùng khác ở phía đông nước Đức.
Bộ Kinh tế Đức cho biết động thái mới của chính phủ “chống lại mối đe dọa sắp tới đối với an ninh của nguồn năng lượng, đồng thời đặt nền tảng quan trọng cho việc bảo vệ và tương lai của cơ sở lọc dầu tại Schwedt”.
Giá khí đốt tăng cao, đi kèm động thái siết chặt nguồn cung cho châu Âu của Nga, đã dẫn tới việc Chính phủ Đức phải tung ra một loạt gói cứu trợ và khoản vay giải cứu dành cho các công ty năng lượng.
Nguồn tin của Bloomberg cho biết chính quyền của Thủ tướng Scholz đang đẩy mạnh các cuộc đối thoại liên quan đến việc tiếp quản Hãng khí đốt Uniper và 2 nhà nhập khẩu khí đốt lớn khác, để tránh thị trường năng lượng sụp đổ.
Ông Scholz và Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck sẽ công bố thêm chi tiết về kế hoạch quốc hữu hóa các công ty này trong cuộc họp báo tại Berlin vào cuối ngày 16-9.
TTCT - Trong khi Liên minh châu Âu (EU) nhóm họp liên tục để giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng, Nga cũng tích cực tìm đầu ra mới cho tài nguyên của mình trong tương lai.
Xem thêm: mth.46324245161902202-tfensor-agn-ihk-uad-naod-pat-auc-nas-iat-nauq-peit-cud/nv.ertiout