vĐồng tin tức tài chính 365

Phương án nào để giảm người lao động nhận BHXH một lần?

2022-09-18 07:47

Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách BHXH đã định hướng sửa Luật BHXH theo hướng quy định chặt chẽ hơn trong quy định hưởng chế độ BHXH một lần và điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình. Theo đó, Bộ LĐ-TB&XH đang phối hợp với các đơn vị liên quan để cụ thể hóa chủ trương trên.

Vì sao hưởng BHXH một lần có xu hướng tăng ?

Theo Bộ LĐ-TB&XH, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hưởng BHXH một lần. Nguyên nhân đầu tiên là do đa số người lao động (NLĐ) làm việc trong các khu công nghiệp, có thu nhập thấp hầu như không có tích lũy. Nên khi bị mất việc làm, họ phải đối mặt với các nhu cầu tài chính trước mắt để chi tiêu sinh hoạt cho gia đình, hoặc đầu tư cho con ăn học…

Cạnh đó, hầu hết lao động trẻ quan tâm nhiều đến nhu cầu trước mắt hơn là nhu cầu hưởng lương hưu khi về già. Điều này được chứng minh khi số lượng người hưởng chế độ BHXH một lần tập trung ở độ tuổi từ 20 đến 40 chiếm 80,9% tổng số người hưởng BHXH một lần (giai đoạn 2016-2020).

Phương án nào để giảm người lao động nhận BHXH một lần?  ảnh 1

Người lao động nhận quà hỗ trợ trong đợt cao điểm dịch COVID-19. Ảnh: V.LONG

Mặt khác, do doanh nghiệp gặp khó khăn, đặc biệt là trong giai đoạn 2020-2021, dịch COVID-19 gây ảnh hưởng kinh tế nặng nề. Nhiều doanh nghiệp, kinh doanh ở các ngành nghề bị ảnh hưởng lớn như du lịch, khách sạn, vận tải, giáo dục, may mặc… ngừng hoạt động hoặc sản xuất, kinh doanh cầm chừng.

“Năm 2020 có khoảng 60% đến 80% NLĐ làm việc trong ngành du lịch, dịch vụ, khách sạn, nhà hàng tạm thời mất việc làm. Tình trạng lao động thiếu việc làm, không có việc làm, mất việc làm gia tăng, số lao động mất việc làm không có cơ hội tái tham gia thị trường lao động là nguyên nhân làm gia tăng số người hưởng BHXH một lần…”- Bộ LĐ-TB&XH chỉ rõ.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp bị thu hẹp quy mô sản xuất, kinh doanh dẫn đến cắt giảm lao động, “thải loại” công nhân nhiều tuổi để tránh đóng BHXH. Song song đó, sự thiếu sự liên kết, hỗ trợ từ chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cũng là nguyên nhân một số người chọn nhận BHXH một lần.

“Bởi vì, mục tiêu của chính sách BHTN là duy trì việc làm cho NLĐ. Nếu thực hiện tốt chính sách BHTN cũng sẽ giải quyết được một phần bài toán về tài chính ngắn hạn để NLĐ có thể yên tâm ổn định cuộc sống, thay vì tìm đến BHXH một lần như là một công cụ tài chính để vượt qua tình trạng khó khăn tài chính trước mắt…”- Bộ LĐ-TB&XH chỉ ra nguyên nhân.

Một lý do nữa cũng được cơ quan soạn thảo chỉ ra là khả năng tiếp cận thông tin chính thống của NLĐ hạn chế, trong khi các nguồn tin không chính thống trên các trang mạng xã hội đã và đang ảnh hưởng đến tâm lý của NLĐ. Chẳng hạn, các thông tin không đúng về vấn đề tài chính quỹ BHXH, so sánh giữa việc gửi tiết kiệm, bảo hiểm nhân thọ với BHXH… từ đó làm giảm niềm tin của người dân vào hệ thống BHXH.

“Về mặt pháp luật, quy định đóng góp tối thiểu 20 năm mới được hưởng lương hưu cũng dẫn đến đa số NLĐ đóng góp từ 3 đến dưới 10 năm khó quyết định chờ đợi đóng tiếp để đủ điều kiện hưởng lương hưu. NLĐ 45 hoặc 50 tuổi mới bắt đầu tham gia BHXH khó có cơ hội hưởng lương hưu…”- Bộ LĐ-TB&XH phân tích.

Dự kiến hai phương án giảm nhận BHXH một lần

Trao đổi với phóng viên, ông Trần Hải Nam, Vụ phó BHXH (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết cơ quan soạn thảo đang nghiên cứu các phương án để giải bài toán nhận BHXH một lần. Tuy nhiên, ông chưa tiết lộ cụ thể nội dung sửa đổi bởi dự luật đang trong quá trình nghiên cứu xây dựng, song khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện chính sách BHXH một lần.

Nhưng theo một nguồn tin, hiện Bộ LĐ-TB&XH dự kiến đưa ra hai phương án để giảm tình trạng nhận BHXH một lần. Trong đó, phương án thứ nhất là giữ nguyên quy định hiện hành.

Phương án hai, NLĐ khi hết tuổi lao động nhưng đóng chưa đủ thời gian và không tiếp tục tham gia nếu có yêu cầu nhận BHXH một lần thì được tính trên cả phần đóng góp của NLĐ và người sử dụng lao động (giống quy định hiện nay). Trường hợp khi chưa đến tuổi nghỉ hưu (còn trẻ) mà yêu cầu hưởng BHXH một lần thì NLĐ được nhận toàn bộ phần đóng góp của NLĐ. Phần đóng của người sử dụng lao động vào quỹ hưu trí và tử tuất được sử dụng chung đảm bảo sự bền vững và chia sẻ giữa người hưởng lương hưu.

Đồng tình các phương án trên, một chuyên gia trong lĩnh vực lao động, cho rằng Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), từng khuyến cáo để đảm bảo an sinh xã hội cho NLĐ trong dài hạn, các quốc gia trên thế giới không cho phép người tham gia BHXH được rút BHXH một lần, trừ trường hợp đặc biệt. Các trường hợp đặc biệt là ra nước ngoài định cư hay hết tuổi lao động nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu…

“Tuy nhiên, theo Nghị quyết 93/2015 của Quốc hội đã cho phép NLĐ (chưa hết tuổi lao động) sau một năm nghỉ việc không tiếp tục đóng BHXH được nhận BHXH một lần khi có yêu cầu. Vì vậy, cần thiết phải điều chỉnh quy định trợ cấp BHXH một lần theo hướng tạo điều kiện cho NLĐ có sự lựa chọn đồng thời vẫn bảo đảm khuyến khích họ bảo lưu thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu hằng tháng khi về già…”- vị chuyên gia này cho hay.

Còn Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cho rằng cần có quy định để giảm thiểu tình trạng người lao động hưởng BHXH một lần gia tăng trong những năm qua, tránh những áp lực về tài chính cho họ khi lớn tuổi. Tuy nhiên, đại diện NLĐ cho rằng đây là vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp, do đó cần nghiên cứu kỹ lưỡng, đánh giá toàn diện, tránh tâm lý hoang mang trong nhân dân và NLĐ.

“Cạnh đó cân nhắc để quy định lộ trình áp dụng thay đổi mức hưởng cho phù hợp, tránh gây “sốc” cho NLĐ…”- Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cho hay.

Còn tiếp...

Việt Nam là một trong số ít quốc gia được nhận BHXH một lần

Ông Christophe Lemiere - Quản lý Chương trình Phát triển Con người tại Việt Nam, cho biết Việt Nam là một trong những ít quốc gia cho phép NLĐ rút BHXH một lần, từ đó làm tăng áp lực lên hệ thống an sinh xã hội. Đồng thời Nhà nước phải hỗ trợ thu nhập cho lượng lớn người dân là người cao tuổi không tham gia vào hệ thống an sinh xã hội.

Vì vậy, ông Christophe Lemiere, cho rằng Chính phủ cần hạn chế số người rút BHXH một lần, hỗ trợ 30-50% mức đóng BHXH tự nguyện cho nhóm người nghèo thì mới có thể đạt mục tiêu 60% lực lượng lao động tham gia BHXH vào năm 2030.

Xem thêm: lmth.923896tsop-nal-tom-hxhb-nahn-gnod-oal-iougn-maig-ed-oan-na-gnouhp/nv.olp

“Phương án nào để giảm người lao động nhận BHXH một lần?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools