Nếu có câu hỏi hình thức huy động vốn nào đã len lỏi vào đời sống của nhân dân từ chợ đến công sở, từ tiểu thương đến xí nghiệp hàng trăm năm qua thì câu trả lời duy nhất là hụi. Ở góc độ pháp lý, trước đây, hụi không được pháp luật thừa nhận, khi xảy ra tranh chấp mọi người tự giải quyết với nhau, toà án không thụ lý. Tuy nhiên, hụi đã được đưa vào Bộ luật Dân sự năm 2015.
Theo thống kê trên trang điện tử Công bố bản án của Tòa án nhân dân tối cao, mỗi một ngày có gần 2 bản án về họ, hụi, biêu, phường được công bố, số tiền vỡ hụi từ hàng chục triệu đến hàng trăm tỉ đồng, tổng cộng hơn 1.243 vụ án từ tháng 2/2017 đến tháng 1/2019.
Khi nhìn vào những con số trên nhiều người thấy rằng, có vẻ như hụi, họ, phường khá là rủi ro nhưng hình thức này vẫn tồn tại và thậm chí còn liên tục mở rộng, ngày càng nhiều người tham gia theo thời gian.
Vậy điều gì khiến những người dân vẫn chọn họ hụi khi mà nhu cầu tài chính nhỏ vẫn có rất nhiều kênh, nhiều ngân hàng, tổ chức tài chính đáp ứng? Trong các tình huống bất thường xảy ra, những người tham gia trong một dây hụi sẽ cần xử lý, ứng xử như thế nào? Làm sao để chơi hụi an toàn?
Xung quanh các vấn đề trên, mục Tiêu điểm trong chương trình Dòng chảy Tài chính với sự tham gia của ông Phạm Xuân Hòe - nguyên Phó Viện trưởng Viện chiến lược ngân hàng - đã có những phân tích chi tiết.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.44053120181902202-iohc-couc-yah-ut-uad-oh-iuh-gnouhp/et-hnik/nv.vtv