Sau những cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị COP26 Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, hướng tới nền kinh tế không phát thải, thị trường vốn trong nước cũng đã và đang có nhiều chuyển biến tích cực.
Bắt đầu cách đây 10 năm với các yếu tố về môi trường, đưa thành tiêu chí bắt buộc khi xem xét đầu tư, sau đó bổ sung thêm yếu tố xã hội và mới nhất là quản trị bền vững, các khoản đầu tư của Công ty Quản lỹ Quỹ Dragon Capital, hiện đang nắm giữ lượng tài sản trị giá 13 tỷ USD, đều xem xét việc đáp ứng ESG của doanh nghiệp như một điều kiện cần.
"Khi tham gia đầu tư có trách nhiệm thì chúng tôi phải quản lý tốt các rủi ro về mặt ESG. Nếu doanh nghiệp nào không quản lý và không thực hiện và tuân thủ về ESG tốt thì chắc chắn thang điểm của họ rủi ro sẽ rất cao. Như vậy, chúng tôi sẽ không đầu tư", ông Phạm Nguyễn Vinh, Giám đốc Phát triển Doanh nghiệp - Công ty Quản lý Quỹ Dragon Capital, cho biết.
(Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
Hơn 3.800 quỹ đầu tư trên thế giới đang huy động được khoảng 121.000 tỷ USD để đầu tư có trách nhiệm vào các tài sản ESG. Khi thị trường chứng khoán Việt Nam được nâng hạng, đây sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng các tiêu chí phát triển bền vững, thu hút dòng đầu tư dài hạn này.
Làm thế nào để tiếp cận và thực thi các thông lệ tốt trên thế giới về quản trị biến đổi khí hậu một cách hiệu quả vẫn là thách thức với số đông doanh nghiệp Việt hiện nay.
"Chọn lựa sản phẩm, chọn lựa cách thức đầu tư, nó sẽ góp phần trực tiếp và rất căn cơ trong vấn đề quyết tâm bảo vệ môi trường. Điều này phải đi từ hội đồng quản trị, Chủ tịch Tập đoàn REE, nhận định.
"Hội đồng Quản trị, Ban Điều hành đóng vai trò chủ chốt trong việc đưa ra đường hướng, chiến lược và cụ thể hóa bằng hành động, để làm sao đưa phát triển bền vững gắn với hoạt động của doanh nghiệp. Bởi họ phải đối mặt với thách thức, làm thế nào để cân bằng lợi nhuận của doanh nghiệp, kỳ vọng của cổ đông, các yêu cầu của cơ quan quản lý", ông Guy Williams, Giám đốc Phát triển bền vững - Deloitte Việt Nam, cho hay.
Tại hội thảo "Tư duy lãnh đạo và Thực thi quản trị hiệu quả về Biến đổi khí hậu gắn với Phát triển bền vững", Deloitte Việt Nam chia sẻ việc áp dụng và cải thiện quản trị công ty một cách hiệu quả gắn với mục tiêu phát triển bền vững là một quá trình dài, nhưng cũng cần bắt tay hành động.
Với các doanh nghiệp niêm yết, lãnh đạo Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh cho biết, từ năm nay, sẽ buộc phải công bố thông tin về phát thải nhà kính, cũng như các các biện pháp đang thực thi và chiến lược hướng tới phát triển bền vững.
Trên quy mô khu vực, từ cuối năm sau, các Sở Giao dịch Chứng khoán ASEAN sẽ đưa ra bộ chuẩn mực báo cáo về các vấn đề môi trường, xã hội… giúp nhà đầu tư, doanh nghiệp dễ dàng đưa ra các đánh giá, so sánh các doanh nghiệp trong khu vực.
VTV.vn - Doanh nghiệp nào cam kết với ESG thì cơ hội đón dòng vốn bền vững của quốc tế sẽ rất lớn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.5744612191902202-meihn-hcart-oc-ut-uad-gnod-nac-peit-ioh-oc-gse-uht-naut/et-hnik/nv.vtv