vĐồng tin tức tài chính 365

Thể thao vá lành những vết thương

2022-09-20 11:47
Thể thao vá lành những vết thương - Ảnh 1.

Bị khiếm thị từ nhỏ, VĐV Nguyễn Thị Nhàn (phải) giành nhiều thành tích trong thi đấu - Ảnh: KHƯƠNG XUÂN

Với các VĐV khuyết tật, thể thao không chỉ giúp họ khỏe hơn mà còn giúp chữa lành những tổn thương thể xác và tinh thần phải trải qua trong cuộc đời.

Sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, năm 2022 hệ thống giải thể thao vô địch quốc gia dành cho các VĐV người khuyết tật mới được tổ chức.

Tai ương ập đến giữa thanh xuân

Trần Nam Long (39 tuổi, Hà Giang) là VĐV tham dự các nội dung ném lao, ném búa, đẩy tạ của môn điền kinh diễn ra tại sân Trung tâm đào tạo và thi đấu TDTT Hà Nội. Trong dáng hình to lớn đó, ít ai biết được anh Long đã phải trải qua những tháng ngày đau đớn, kiệt quệ cả thể xác và tinh thần khi tai nạn bất ngờ ập đến với mình.

Năm 2008, khi đang là sinh viên năm 2 khoa điền kinh Trường đại học TDTT Bắc Ninh, Long không may bị tai nạn giao thông chấn thương sọ não và liệt nửa người bên trái. Giữa tuổi 20 tươi đẹp, vụ tai nạn đã khiến cuộc đời anh như rơi xuống địa ngục. Anh Long chia sẻ: "Khi tai nạn xảy ra, tôi nghĩ cuộc đời mình đã hoàn toàn chấm hết, bất lực và khổ đau vô cùng. Trở về quê sau 1 năm điều trị, làm việc nhà đã khó chứ chưa nói đến mưu sinh, tôi cũng phải bỏ luôn việc học ở trường. Sau này tôi tự tập để nửa người không bị teo đi, tự chủ những sinh hoạt và công việc hàng ngày. Tôi tập đi xe máy và lúc đầu ngã lên ngã xuống nhưng vẫn phải đi bởi còn phải kiếm sống, giờ tôi làm nghề xe ôm".

Đến với thể thao khuyết tật năm 2015, từ đó đến nay anh Long đã giành rất nhiều HCV quốc gia ở môn điền kinh. Năm 2022, anh được tham dự ASEAN Para Games tại Indonesia và giành 1 HCB, 1 HCĐ. Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng anh Long cho biết thể thao đã giúp anh trở về với cuộc đời, có nhiều bạn bè, được đi nhiều nơi và thậm chí cả ra nước ngoài - điều mà anh chưa từng bao giờ nghĩ đến.

Thêm sức khỏe, có nhiều bạn

Tương tự anh Long là anh Thèn Xuân Tứ (40 tuổi), người dân tộc Tày đến từ Hà Giang. Ở tuổi 27 tràn đầy hy vọng, anh Tứ (công nhân điện) bị điện giật trong một lần đi làm. Sự cố khiến anh Tứ bị cháy toàn bộ một bên tay và chân. Trải qua nhiều ca phẫu thuật, anh trở thành người què quặt. Đến với thể thao năm 2015, tham dự đủ các nội dung từ nhảy xa, nhảy cao, chạy bộ, ném đẩy..., anh Tứ thấy cuộc đời mình như được sống lại lần nữa.

Anh chia sẻ: "Sau tai nạn tôi không làm được thợ điện nữa mà làm thợ xây, thợ sơn, thợ sửa nước khắp nơi. Năm 2012, tôi gặp vợ - người đi nấu cơm cho đoàn thợ - rồi kết hôn và sinh hai con. Giờ hai vợ chồng tôi đi làm ở Hải Phòng. Khi có giải thể thao cho người khuyết tật, tôi dành vài tuần tập luyện và đi thi đấu. Thể thao giúp tôi có thêm sức khỏe, có nhiều bạn và được đi khắp nơi. Đến đây gặp những người cùng hoàn cảnh tôi vui vẻ hơn rất nhiều".

Chưa được nhìn thấy mình sau 33 năm cuộc đời

Trên đường chạy 4x100m, VĐV Nguyễn Thị Nhàn (TP.HCM) có khuôn mặt xinh đẹp nổi bật. Cô được HLV Nguyễn Tấn Phát dẫn đường trong suốt cuộc đua. Ở tuổi 33, Nhàn cho biết cô chưa từng được nhìn thấy mình trong gương vì tổn thương mắt bẩm sinh.

Nhàn chia sẻ: "Từ khi sinh ra tôi đã không nhìn rõ và đến năm 30 tuổi thì hoàn toàn không nhìn thấy gì nữa. Nhiều người khen tôi xinh, nhưng tôi cũng không biết có thật không vì chưa được nhìn thấy chính khuôn mặt mình. Tôi làm việc trong một hiệu tóc và may mắn 4 năm trước gặp được chồng tôi bây giờ. Chúng tôi kết hôn, có một cháu bé 3 tuổi nên tôi mới trở lại tập luyện sau thời gian nghỉ.

Thể thao đã thay đổi mọi thứ trong tôi và giúp tôi có mọi thứ. Tôi đã tham dự nhiều giải đấu quốc tế và thành tích tốt nhất là HCĐ châu Á nội dung nhảy xa. Dù là người khiếm thị nhưng tôi có thể tự lo mọi thứ cho bản thân từ chăm sóc con, làm việc nhà, đi làm việc và tập luyện. Tôi nghĩ bản thân người khuyết tật cũng nên cố gắng để tự lo được cho chính mình thay vì cần sự hỗ trợ của người khác".

Liều thuốc mang tên... thể thao

Trên sân thi đấu, HLV Lê Mạnh Cường (Đắk Nông) không chỉ chỉ đạo chiến thuật mà còn liên tục dìu, động viên, mát xa chân tay cho học trò của mình là VĐV Đinh Văn Tín (điền kinh). Anh Cường cho biết do Tín bị teo hai chân nên đi lại rất khó khăn, vì thế anh Cường kiêm luôn săn sóc viên cho học trò. "VĐV khuyết tật khó khăn nhất là di chuyển, vì thế HLV phải kiêm luôn việc cõng, bế, đẩy cho các bạn nhằm giúp VĐV thoải mái, vui vẻ và có được kết quả tốt nhất trong khả năng", anh Cường nói.

Với VĐV người khuyết tật, thành tích thi đấu không phải là việc quan trọng nhất. Được chơi thể thao, gặp gỡ giao lưu với những người cùng hoàn cảnh, đi nhiều nơi đã giúp những cơ thể không lành trở nên lành lặn. Sóng gió, bi kịch cuộc đời đã dịu đi rất nhiều bởi liều thuốc mang tên thể thao.

Giải điền kinh gây sốc khi kéo đích thêm nửa km, VĐV thua oan ứcGiải điền kinh gây sốc khi kéo đích thêm nửa km, VĐV thua oan ức

Một vận động viên điền kinh đã mất huy chương vàng trong ấm ức vì ban tổ chức kéo dài vạch đích thêm 568m.

Xem thêm: mth.79193740102902202-gnouht-tev-gnuhn-hnal-av-oaht-eht/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thể thao vá lành những vết thương”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools