Theo đó, Việt Nam có tiềm năng hấp dẫn đáng kể đối với nhiều nhà đầu tư. Trong đó, lực lượng lao động và thị trường tiêu dùng là hai yếu tố song hành trong sự lựa chọn của các nhà đầu tư nước ngoài.
Tại Đông Nam Á, quy mô dân số có thu nhập trên 20 USD (khoảng 470.000 đồng) mỗi ngày của Việt Nam hiện đứng sau Indonesia và Thái Lan. Tuy nhiên, vào năm 2030, Việt Nam sẽ vượt Thái Lan.
Ông Herald Van Der Linde - Giám đốc Chiến lược Nguồn vốn tại châu Á - Thái Bình Dương của HSBC cho hay: "Chúng tôi thấy thu nhập tăng lên, người dân có việc làm tốt hơn vì các nhà máy đang được xây dựng trên khắp Việt Nam. Sự kết hợp giữa thu nhập bình quân đầu người tăng và sự thay đổi nhân khẩu học cho phép thay đổi thị trường tiêu dùng. Đó là một điều tích cực và đồng thời cũng khá quan trọng".
Tiềm năng lớn về thị trường tiêu dùng của Việt Nam sẽ trở thành lợi thế thể thu hút các doanh nghiệp quốc tế lớn đầu tư vào Việt Nam.
"Trong thời kỳ COVID-19, các nền kinh tế lớn khác trong khu vực gần như đóng băng. Vì vậy các nhà bán lẻ gần như không phát triển và họ đang tìm kiếm các thị trường khác để mở rộng. Việt Nam chính là tương lai của ngành bán lẻ", ông Nick Bradstreet - Trưởng Bộ phận Bán lẻ khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Savills Vương quốc Anh cho hay.
Việt Nam có nhiều tiềm năng hấp dẫn nhà đầu tư. Ảnh minh họa.
Đối với các nhà đầu tư, một thực tế quá rõ ràng, những người tiêu dùng có thu nhập chính là lực lượng lao động đang ở thời kỳ vàng ở Việt Nam.
Tờ The Straits Times của Singapore có bài viết với tiêu đề: "Chi phí lao động thấp, sự quan tâm mạnh mẽ của các nhà đầu tư, thu hút các công ty khởi nghiệp của Singapore vào Việt Nam".
Ông James Tan - Đối tác quản lý của Công ty Đầu tư mạo hiểm Quest Ventures cho hay: "Lực lượng lao động ở Việt Nam ngày càng được giáo dục tốt và vẫn còn khá rẻ so với Singapore. Việt Nam có dân số hiểu biết về công nghệ và tầng lớp trung lưu đang phát triển, tạo ra nguồn khách hàng tiềm năng".
Singapore luôn là một trong những đối tác hàng đầu của Việt Nam cả trước và trong đại dịch. Những lĩnh vực của Việt Nam mà các quỹ đầu tư mạo hiểm đang xem xét bao gồm công nghệ y tế, chế biến thực phẩm và blockchain. Việc tìm kiếm nguồn vốn ở đây dễ dàng hơn vì hiện tại rất nhiều nhà đầu tư mạo hiểm đang tập trung vào Việt Nam. Chi phí sinh hoạt rẻ, việc di chuyển và kết nối thuận lợi nên khởi nghiệp ở đây dễ dàng hơn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.54374020102902202-ut-uad-ahn-nad-pah-gnan-meit-ueihn-oc-man-teiv/et-hnik/nv.vtv