vĐồng tin tức tài chính 365

Lần theo đường dây lừa đảo tín dụng: Chân dung kẻ chủ mưu (kỳ cuối)

2022-09-22 10:31

Sự đã rồi!

Cũng là một hình thức “Vay nợ không cần trả” nhưng lần này, chị Chao Thị Luân (27 tuổi, người đồng bào Khơ-me, ngụ ấp Phước Tân, X.Mong Thọ B, H.Châu Thành) lại bị các đối tượng đưa vào thế không còn đường thoát.

Nạn nhân này trình bày, vào khoảng tháng 10-2021, do kẹt tiền chi tiêu trong gia đình, chị nhận được lời mời gọi của một số người quen trong xóm đi vay nợ bằng CMND. Những người hàng xóm cam kết với nạn nhân, đây là tiền được nhà nước giải ngân, hỗ trợ dân nghèo trong mùa dịch Covid-19.

 

Chị Chao Thị Luân bị các đối tượng đưa vào thế không còn đường thoát

Theo lời chỉ dẫn của hàng xóm, nạn nhân tìm đến quán cà phê “Hai Lúa” để nhận sự trợ giúp. Tại đây, chị Luân gặp một người đàn ông chủ động bắt chuyện, giới thiệu về việc vay nợ không cần trả. Gã chỉ yêu cầu nạn nhân cung cấp giấy CCCD bản gốc cùng một tấm ảnh chân dung.

Thấy dễ dàng quá, chị Luân hoài nghi. Thế nhưng, hắn ta nhanh chóng trấn an: “Nếu sợ thì em cứ thử đưa giấy CCCD cho anh, không có tiền thì anh trả lại cho. Còn nếu đúng vậy thì em được nhận 5 triệu đồng”.

Gật đầu đồng ý, nạn nhân nhanh chóng được các vị khách lạ mặt chiêu đãi một chầu ăn, uống thả ga ở quán Hai Lúa. Sau 2 giờ đồng hồ chờ đợi, chị Luân tiếp tục được đưa đến một cửa hàng điện thoại gần đó. Lần này, nạn nhân được yêu cầu chụp ảnh bên cạnh một chiếc điện thoại Iphone cáu cạnh.

Hoàn cảnh khó khăn của bà mẹ 2 con ở tỉnh Kiên Giang khiến nhiều người chứng kiến không khỏi chạnh lòng

Chụp xong, chị tả hỏa vì phát hiện đã bị đưa vào tròng. Thực tế, hoàn toàn không có chuyện nhà nước cho “vay tiền không trả lại” như những gì được vẽ ra. Số tiền 5 triệu mà nạn nhân nhận về chỉ là một phần rất nhỏ sau khi các đối tượng xấu tạo lập các hồ sơ khống vay tiền.

“Họ nói em chấp nhận ghi tên là đã nằm trong danh sách đen của ngân hàng. Dù có trả lại 5 triệu thì cũng đã mang nợ rồi” - nạn nhân kể lại trong nước mắt. Ngậm ngùi cầm tiền về nhà, sau nửa năm, người phụ nữ 27 tuổi liên tục nhận được nhiều cuộc gọi nặc danh, truy tìm đến từ nhiều đối tượng tự xưng nhân viên tài chính. Theo thông báo, khoản nợ khi này đã lên thành hàng chục triệu đồng (?).

Sự thật ẩn chứa đằng sau những lời mời gọi hấp dẫn dần hé lộ. Danh sách đen mà nạn nhân nói đến thực tế là bản danh sách khách hàng rơi vào diện nợ xấu do Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam - CIC xếp hạng.

Chị Chao Thị Luân kể lại toàn bộ diễn biến cho phóng viên Chuyên đề Công an TPHCM ghi nhận

Theo điều tra của phóng viên Chuyên đề Công an TPHCM, lời mời gọi “vay tiền không cần trả” thực tế là một hình thức lừa đảo tinh vi, không chỉ có ở Kiên Giang mà còn xuất hiện tại nhiều tỉnh, thành phố vùng miền Tây Nam bộ.

Lợi dụng chính sách vay tiền đơn giản của các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính và ngân hàng, nhóm này sẽ đưa ra những lời mời gọi hấp dẫn với mục đích chiếm thông tin cá nhân của người dân. Có được thứ mình cần, chúng lên kế hoạch tạo hàng chục hồ sơ khống để vay tiền hoặc mua hàng trả góp.

Vạch mặt "ông trùm"

Sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, ngay từ nhỏ, Lê Hồng Chương (19 tuổi, ngụ H.Giồng Riềng) đã quen với việc tự vượt qua khó khăn. Năm 2021, thời điểm Chương đang học lớp 12, vì kẹt tiền đóng học phí, em nghe theo lời dụ dỗ của một thanh niên trong xóm. Theo lời hứa hẹn, Chương chỉ cần cung cấp CMND hoặc CCCD bản gốc sẽ được cho 1 triệu đồng. Thấy lợi trước mắt, Chương nghe theo mà không kể lại với gia đình.

Nạn nhân Lê Hồng Chương kể lại câu chuyện rơi vào danh sách nợ xấu với phóng viên

Sau 1 năm nghe theo lời chèo kéo này, Chương bàng hoàng hay tin, bản thân bị liệt vào danh sách nợ xấu do vay tiền của một công ty tài chính nhưng không trả. Theo hồi tưởng của chàng sinh viên năm nhất, thời điểm đó, nạn nhân được gã trai lạ mặt đưa đến một cửa hàng điện thoại di động có tên “Tr. Apple”, nằm trên đường Mai Thị Hồng Hạnh (thuộc P.Rạch Sỏi, TP.Rạch Giá) để kiếm tiền đóng học phí. Tuy nhiên, khi Chương đưa CMND cho chủ cửa hàng, người này lắc đầu từ chối vì nạn nhân vẫn chưa đủ 18 tuổi.

Sau một hồi hội ý, CMND của Chương cũng được những người có mặt bên trong cửa hàng điện thoại chấp nhận. “Em nghe mấy ổng nói với nhau là sẽ sửa số CMND cho em. Nhưng em không biết sửa như thế nào. Mấy ổng làm khoảng 1 tiếng thì cho em 1 triệu đồng và dặn cứ cầm lấy không cần trả lại” - Chương kể.

“Thế em có nhớ người đàn ông trực tiếp cầm CMND của em để xem là ai không?” - phóng viên đặt câu hỏi. “Em nghe mọi người trong cửa tiệm gọi ổng là anh Tr.” - nạn nhân đáp. Chàng trai 19 tuổi cũng mô tả thêm, người này khoảng trên 30 tuổi, da trắng và đeo rất nhiều vàng.

Cửa hàng điện thoại di động “Tr. Apple” nằm trên đường Mai Hồng Hạnh (TP.Rạch Giá) vào năm 2021

Từ đặc điểm quan trọng do Chương cung cấp bên cạnh những thông tin đã được xác minh từ nhiều nạn nhân khác ở H.Châu Thành, cái tên “Tr. Apple” ở TP.Rạch Giá nổi lên với nhiều nghi vấn. Điều này không khỏi khiến phóng viên đặt ra nghi vấn, đây chính nơi nhiều nạn nhân được đưa đến để lấy ảnh chân dung. Cạnh đó, “Tr. Apple” cũng có vị trí gần quán cà phê “Hai Lúa” mà phóng viên đã chỉ ra.

Theo tìm hiểu, cửa hàng điện thoại di động này do một người đàn ông tên “Đ.Tr.” làm chủ sở hữu, có liên kết với các công ty tài chính, hỗ trợ người dân mua các sản phẩm điện tử trả góp. Đây chính là thông tin hết sức quan trọng cho thấy, ẩn sau vẻ ngoài hoạt động chân chính của cửa hàng điện thoại “Tr. Apple” lại là hàng loạt những bí ẩn đáng ngờ (?)

Quán cà phê Hai Lúa được các nạn nhân kể với phóng viên

Bất ngờ ngưng hoạt động (?)

Dù đang trong giai đoạn “ăn nên làm ra” nhưng khoảng tháng 5-2022, mọi hoạt động kinh doanh của “Tr. Apple” tại căn nhà nằm trên đường Mai Thị Hồng Hạnh (P.Rạch Sỏi, TP.Kiên Giang) đều tạm dừng hết sức bất thường. Quan sát trong các ngày 20 đến 30-8-2022, phóng viên ghi nhận hình ảnh cửa hàng “Tr. Apple” luôn trong tình trạng cửa đóng then cài. Dù tấm biển in tên thương hiệu đã được tháo bỏ nhưng trên tường vẫn còn sót lại một số thông tin quảng cáo về sửa chữa và mua, bán điện thoại trả góp.

Hình ảnh cửa hàng “Tr. Apple” đã "cửa đóng then cài" vào năm 2022 - Ảnh do phóng viên ghi nhận vào ngày 30-8-2022

Trong một diễn biến khác, nạn nhân Cà Ni (57 tuổi, người dân tộc Khơ-me, ngụ Thị trấn Minh Lương, H.Châu Thành) đã cung cấp với phóng viên thông tin, vào khoảng đầu tháng 01-2022, người này đã từng làm việc với một cán bộ Công an tỉnh Kiên Giang (?) Bà Cà Ni cho biết, “vị cán bộ điều tra” này đang tìm hiểu về hoạt động của các đối tượng lừa đảo người dân bằng hình thức “vay nợ không cần trả”.

Ngoài trường hợp của bà Cà Ni, nạn nhân Chao Thị Luân cũng khẳng định, vào khoảng thời gian nói trên, chị được một cán bộ công an tìm đến nhà, yêu cầu trình bày lại toàn bộ sự việc đã diễn ra. Tại buổi làm việc này, nạn nhân đã miêu tả cặn kẽ toàn bộ thủ đoạn mà các đối tượng sử dụng để “giăng bẫy”, đưa mình vào tròng.

Chân dung B.Đ.Tr.

Vụ việc nghiêm trọng xảy ra tại tỉnh Kiên Giang đã để lại nhiều tác động sâu rộng đến đời sống của người dân, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Lợi dụng việc chưa nắm vững các kiến thức, thông tin về tài chính - tiêu dùng của dân tộc thiểu số, chúng đã bày ra vở kịch hoàn hảo đưa nạn nhân vào tròng. Hậu quả là bà con nông dân khi có nhu cầu vay vốn thực sự... đều bị từ chối do vướng vào nợ xấu.

Sau vụ việc này, câu hỏi được dư luận đặt ra là có hay không sự vô can của các công ty tài chính, tổ chức tín dụng và các ngân hàng trong việc giải quyết và hỗ trợ người dân khi trót rơi vào chiếc bẫy lừa đảo? Từ đầu năm 2022 đến nay, hàng loạt các vụ án có tính chất tương tự đã được công an các tỉnh miền Tây Nam bộ phát hiện và triệt xoá. Sau cùng, nguyên nhân được cơ quan điều tra xác định, bên cạnh việc xuất phát từ các đối tượng xấu còn nằm tại chính quy trình quản lý và thẩm định còn nhiều kẽ hở của các đơn vị này.

Số lượng nạn nhân liên quan tới đường dây lừa đảo tinh vi, kín kẽ xảy ra ở Kiên Giang mà Chuyên đề Công an TPHCM đã phản ánh lên đến hàng trăm trường hợp, diễn ra ở khắp các huyện và tại TP.Rạch Giá. Vụ việc có dấu hiệu phát sinh từ năm 2021 đến nay nhưng vẫn chưa có bất kỳ động thái mạnh tay nào đến từ cơ quan chức năng nhắm vào các đối tượng lừa đảo khiến dư luận không khỏi lo ngại. Cần hơn nữa những động thái quyết liệt từ chính quyền địa phương.

Là 'đối tác' của nhiều tổ chức tài chính tiêu dùng

Theo điều tra của phóng viên Chuyên đề Công an TPHCM, ông chủ thật sự của cửa hàng “Tr. Apple” có tên B. Đ. Tr. (SN 1993, ngụ tỉnh Kiên Giang). Người này mở kinh doanh cửa hàng điện thoại di động tại căn nhà nằm trên đường Mai Thị Hồng Hạnh (P.Rạch Sỏi, TP.Rạch Giá) từ khoảng năm 2019 cho đến 2022 thì kết thúc. “Tr. Apple” do B. Đ. Tr. làm chủ còn là đối tác của nhiều đơn vị tài chính như: Công ty tài chính F. , Công ty tài chính H. và ngân hàng M... trong việc giải ngân các hồ sơ vay tiêu dùng.

Lần theo đường dây lừa đảo tín dụng: Vay nợ... không cần trả (kỳ 1)
(CATP) Ở những ngôi làng của đồng bào dân tộc Khơ-me tại tỉnh Kiên Giang, thời gian qua rộ lên nhiều lời mời chào hấp dẫn: “Vay tiền không cần trả”. “Chiếc bánh vẽ” được những con người xa lạ đưa ra đã lôi kéo đông đảo bà con nông dân nghèo, đang chật vật vượt qua những ảnh hưởng do dịch Covid-19, tham gia.
 
Đức Nam

Xem thêm: lmth.392731_iouc-yk-uum-uhc-ek-gnud-nahc-gnud-nit-oad-aul-yad-gnoud-oeht-nal/us-gnohp/na-uv/nv.moc.nagnoc

Comments:0 | Tags:An ninh kinh tế Tín dụng

“Lần theo đường dây lừa đảo tín dụng: Chân dung kẻ chủ mưu (kỳ cuối)”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools