Thị trường gạo xuất khẩu những ngày qua tiếp tục diễn biến khá sôi động, tiếp tục có xu hướng tăng. Ngày 23/9, gạo 5% tấm của Việt Nam đang giao dịch khoảng 403 - 406 USD/ tấn, tăng 15 USD/tấn so với tuần trước.
Theo chuyên gia, việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo tấm có thể là cơ hội thúc đẩy giá gạo Việt Nam tăng lên, thị phần xuất khẩu cũng theo đó sẽ tích cực hơn. Ngoài ra, năm nay gạo Việt Nam không còn phải xuất khẩu dưới tên các nhà nhập khẩu mà đang chinh phục các thị trường khó tính bằng những sản phẩm mang thương hiệu Việt.
Hiện những túi gạo Việt Nam loại 1kg mang thương hiệu "Việt Nam rice" đang được phân phối tại 2 siêu thị lớn của pháp. Điều này mở ra triển vọng lâu dài cho gạo Việt Nam khẳng định thương hiệu trên thị trường thế giới.
Để hoàn tất việc xuất khẩu 500 tấn gạo sang Pháp, doanh nghiệp Lộc Trời đã hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo từ khâu giống, quy trình trồng, đến thu hoạch chế biến, đóng gói, làm mẫu mã thương hiệu. Đúng sau 10 năm, doanh nghiệp mới hoàn thành mục tiêu nâng cao giá trị hạt gạo và cần giữ ổn định về sản lượng, chất lượng.
Còn với doanh nghiệp Tân Long Group, điều mấu chốt để gạo của họ xuất khẩu sang Nhật bằng chính thương hiệu của mình là truy xuất nguồn gốc rõ ràng, kiểm soát được 410 tiêu chuẩn các loại chất bảo vệ thực vật.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, dự kiến 4 tháng cuối năm sẽ xuất khẩu khoảng 1,5 đến 1,7 triệu tấn. Như vậy, khả năng xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ vượt kết hoạch năm nay.
VTV.vn - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định các doanh nghiệp cần tập trung xuât khẩu gạo vào những thị trường khó tính bởi dư địa còn rất lớn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.90403835132902202-hnit-ohk-gnourt-iht-cuhp-hnihc-man-teiv-oag/et-hnik/nv.vtv