Kỳ họp lần thứ 77 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc diễn ra từ ngày 13-9 đến 27-9 - Ảnh: REUTERS
Ngày 23-9, ngoại trưởng nhóm "Bộ tứ" gồm các nước Nhật Bản, Mỹ, Úc và Ấn Độ đã cam kết thúc đẩy cải tổ Liên Hiệp Quốc, trong đó có nội dung tăng thêm số thành viên thường trực trong Hội đồng Bảo an.
Hãng tin Kyodo dẫn thông báo chung đưa ra sau cuộc họp của nhóm "Bộ tứ" bên lề kỳ họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York.
Theo đó, ngoại trưởng bốn nước nhấn mạnh sự cần thiết của việc "đối phó với những âm mưu nhằm đơn phương phá vỡ hệ thống quốc tế và đa phương", trong đó có hoạt động của Liên Hiệp Quốc.
Với tư cách chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc trong tháng 9-2022, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có phát biểu kêu gọi cải cách Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để mang tính đại diện hơn cho cộng đồng quốc tế, và hạn chế việc sử dụng quyền phủ quyết trong các trường hợp phạm tội tàn bạo hàng loạt.
Từ lâu, quan điểm của Pháp - một thành viên thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc - là ủng hộ việc mở rộng cả thành viên thường trực và không thường trực của hội đồng và hạn chế sử dụng quyền phủ quyết của các ủy viên thường trực.
Trong phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng khẳng định Mỹ ủng hộ mở rộng Hội đồng Bảo an và kêu gọi Hội đồng Bảo an hạn chế việc sử dụng quyền phủ quyết.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida kêu gọi "đã đến lúc bắt đầu đàm phán dựa trên văn bản để cải cách Hội đồng Bảo an".
Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng đề cập việc cải tổ Hội đồng Bảo an.
"Các thể chế cần được cải tổ để thích ứng với thực tế của thế kỷ 21. Hãy cùng hợp tác nhiều hơn nữa, trở thành các đối tác nhiều hơn nữa, vì đây là cách duy nhất giúp nhân loại giải quyết các thách thức toàn cầu", thủ tướng Đức nói.
Đức đề xuất Berlin có ghế thành viên thường trực và chịu trách nhiệm nhiều hơn tại Liên Hiệp Quốc.
Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên, các ủy viên thường trực gồm Mỹ, Anh, Nga, Pháp và Trung Quốc giữ quyền phủ quyết, cho phép họ ngăn chặn việc thông qua bất kỳ nghị quyết nào.
Nhiều ý kiến ủng hộ mở rộng Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để tăng tính đại diện công bằng giữa các khu vực, nhất là châu Phi, châu Á, Mỹ Latin và các nước đang phát triển.
TTO - Liệu có công bằng khi các nước nghèo nhất thế giới - vốn ít gây tác động nhất với vấn đề biến đổi khí hậu - lại đang phải gánh chịu hậu quả nhiều nhất từ hiện tượng này?
Xem thêm: mth.18395040142902202-couq-peih-neil-na-oab-gnod-ioh-gnor-om-ihgn-ed-coun-ueihn/nv.ertiout