Giải pháp thiết kế nhà phố có gác lửng tuy không mới những vẫn được nhiều người ưa chuộng thay vì xây một tầng trọn vẹn.
Nhiều khu vực quy định không được xây dựng số tầng theo mong muốn của chủ nhà, vì vậy đây là giải pháp để mở rộng không gian sống hiệu quả mà không vi phạm trong xây dựng.
Tầng lửng có rất nhiều cách trang trí khác nhau như sử dụng lan can kính cường lực, lan can sắt mỹ nghệ, cửa kính để ngăn phòng… |
Ưu điểm
Ưu điểm lớn nhất chính là khắc phục hạn chế do quỹ đất đai hạn chế và tiết kiệm được chi phí xây dựng bình thường.
Với cách bố trí tầng lửng thì khi bước vào ngôi nhà mang lại cảm giác rộng rãi cực kì nhờ phần trần cao hơn 5 m, có thêm diện tích sử dụng cho nhu cầu của các thành viên trong gia đình.
Cách thiết kế này không ảnh hưởng đến kết cấu ngôi nhà. Ngoài tăng diện tích sử dụng thì từ bên ngoài nhìn vào khi ai đó vào nhà bạn chỉ thấy tầng bình thường, tính thẩm mỹ không bị thay đổi.
Cách thiết kế tầng lửng không làm thay đổi kết cấu nhà. |
Bên cạnh đó, chủ nhà có thể được tận dụng không gian tầng trệt làm mặt bằng kinh doanh hoặc chỗ để xe vô cùng tiện lợi bởi bạn có thể chuyển phòng khách lên trên gác lửng. Việc sử dụng tầng lửng giúp gia chủ quan sát và kiểm soát được toàn bộ không gian kinh doanh ở tầng trệt.
Tầng lửng tạo cảm giác rộng rãi và thoáng mát. Ngoài thiết kế ở tầng hai, thì nhiều nhà có 3, 4 tầng, nhiều người vẫn thiết kế tầng lửng vì đây có thể trở thành không gian thờ cúng.
Nhược điểm
Hạn chế đầu tiên là nhà phố sẽ bị hạn chế về chiều cao của tầng lửng. Chủ nhà không thể làm những mẫu trần cầu kỳ hay trần thạch cao vì cảm giác chiều cao bị giảm đi. Tầng lửng khi trang trí các loại đèn thả, đèn chùm cũng gây bất tiện.
Không gian tầng lửng thông thường sẽ có độ ẩm và nhiệt độ lớn hơn so với tầng trệt.
Do đó, nếu các thành viên gia đình sử dụng tầng lửng thường xuyên thì nên thiết kế thêm trần chống nóng, đồng thời chống ẩm để không bị khó chịu vào mùa hè oi bức.