vĐồng tin tức tài chính 365

Thách thức phát triển mô hình Proptech tại Việt Nam

2022-09-26 19:53

Các giao dịch trực tuyến đang ngày càng phổ biến nên mang lại cơ hội lớn cho các nền tảng công nghệ phát triển. Thời gian qua, các startup đã nhìn thấy tiềm năng nên đã tập trung phát triển mảng này. Tuy nhiên mới đây, Propzy - một nền tảng công nghệ bất động sản, đã tuyên bố ngừng hoạt động sau khi đã huy động được 33 triệu USD từ 3 vòng gọi vốn khiến nhiều người đặt dấu hỏi liệu cứ ứng dụng công nghệ là hiệu quả?

Việc ngừng hoạt động của Propzy - được xem là một trong những nền tảng đứng đầu trong lĩnh vực này, đang đặt ra nhiều thách thức đối với phát triển các mô hình công nghệ bất động sản (Proptech), vốn đang phát triển khá sôi động tại Việt Nam.

Trên thế giới, hiện có nhiều mô hình Proptech khác nhau. Tuy nhiên, các mô hình Proptech tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào các nền tảng kết nối đến người dùng cuối để hỗ trợ giao dịch giữa người mua và người bán như mua, bán, thuê, cho thuê; hoặc các nền tảng ứng dụng trong việc quản lý bất động sản như hệ thống quản lý căn hộ chung cư và quản lý tài sản…

Nhìn vào bức tranh Proptech, nhiều chuyên gia cho rằng, thị trường này mới chỉ chớm phát triển, còn khá sơ khai và phân mảnh.

Thách thức phát triển mô hình Proptech tại Việt Nam - Ảnh 1.

Proptech tại Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa để phát triển. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

Để hoạt động, các startup đa số là tự thân vận động để kêu gọi vốn dựa vào tầm nhìn và khả năng của các founder. Số lượng gọi vốn thành công cũng khá ít, đếm trên đầu ngón tay.

Theo các chuyên gia, gọi vốn khó khăn, "đốt tiền" lại nhiều, trong khi khả năng tạo ra lợi nhuận về đường dài chưa chắc chắn… là những điểm yếu khiến nhiều Proptech phải dừng cuộc chơi.

"Trong thời gian dài như vậy, với chi phí rất cao và luôn luôn phải thay đổi, luôn luôn tối ưu hóa, việc này làm cho các startup phải đối diện với rủi ro về chiến lược, rủi ro về tầm nhìn, không chắc chắn về tương lai và chật vật trong quá trình tìm thấy định hướng đúng đắn, thì chúng ta có thể thấy cái bài học từ Propzy", bà Giang Huỳnh, Phó Giám đốc, Trưởng khối Tư vấn Ứng dụng Khoa học dữ liệu S22M, Savills Việt Nam, cho biết.

Ngoài ra, tại Việt Nam, thị trường bất động sản thứ cấp đóng góp rất lớn vào số lượng giao dịch ghi nhận và quyết định tính thanh khoản. Sự phức tạp của giao dịch truyền thống này, cộng với tính minh bạch còn hạn chế là thách thức rất lớn cho các Proptech.

"Hiện nay, thị trường thứ cấp đang phụ thuộc vào các đại lý và môi giới truyền thống thông qua hệ thống các sàn giao dịch. Thử thách cho các Proptech là rất lớn khi chuyển đổi và số hóa toàn bộ mô hình giao dịch vật lý kể trên. Điều này đòi hỏi một đội ngũ am hiểu cả công nghệ và bất động sản truyền thống, không chỉ Proptech, mà còn tất cả các bên liên quan như chủ đầu tư, nhà phát triển và các nhà cung cấp dịch vụ", Tổng giám đốc Colliers Việt Nam David Jackson nhận định.

Nguồn cung cầu của thị trường còn rất lớn, sự phát triển và thích ứng nhanh với công nghệ, sự đa dạng hóa các kênh đầu tư trong lĩnh vực bất động sản…, đây là những động lực cho thấy, dù còn nhiều thách thức, nhưng Proptech tại Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa để phát triển. Ví dụ như các ứng dụng vào các khâu phát triển dự án, tối ưu hóa chi phí, cung cấp thông tin, hay điện tử hóa thủ tục hành chính…

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.1681126162902202-man-teiv-iat-hcetporp-hnih-om-neirt-tahp-cuht-hcaht/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thách thức phát triển mô hình Proptech tại Việt Nam”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools