Người dân đến làm thủ tục hồ sơ tại Trung tâm giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Cà Mau
Theo ông Huỳnh Quốc Việt - chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, thời gian qua tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để cụ thể hóa và tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số.
Nhiều kết quả tích cực
Quá trình chuyển đổi số của tỉnh Cà Mau đã bước đầu đạt được kết quả tích cực: hạ tầng mạng viễn thông được phủ rộng từ tỉnh đến cơ sở; hệ thống quản lý văn bản và điều hành đã kết nối, liên thông 3 cấp và kết nối với trung ương;
100% cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh đã triển khai Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử, phục vụ cho việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính; các ứng dụng triển khai trên nền tảng di động phục vụ tổ chức, người dân, doanh nghiệp bước đầu được xây dựng đưa vào vận hành, như: ứng dụng chính quyền điện tử tỉnh Cà Mau (CaMau - G)...
Tuy nhiên, ông Huỳnh Quốc Việt cũng nhìn nhận bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn tình trạng các sở, ngành, địa phương chưa quyết liệt trong tổ chức thực hiện chuyển đổi số, có biểu hiện lơ là, thiếu tập trung như: giải quyết công việc trên môi trường mạng, tỉ lệ sử dụng chữ ký số còn thấp, cùng với đó hạ tầng số phục vụ chuyển đổi số còn gặp khó khăn...
Nhằm triển khai những mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm trong chuyển đổi số, UBND tỉnh Cà Mau vừa tổ chức hội nghị chuyển đổi số của tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Tại hội nghị này, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã gợi mở, tư vấn nhiều vấn đề. Theo bộ trưởng, chuyển đổi số dựa trên nền tảng công nghệ thông tin đã có, được xây dựng giống như những nền tảng mạng xã hội thông dụng.
Khi có nền tảng rồi thì thao tác, tìm tòi vài phút là thực hiện được, cần chú ý nhất là quá trình bảo mật thông tin. Chuyển đổi số là công cụ hỗ trợ cho người lao động, hướng tới nâng cao chất lượng nên đòi hỏi sự thay đổi, yêu cầu rất lớn từ người đứng đầu.
Ứng dụng CNTT thì cơ bản phục vụ cho những người trong hệ thống chính quyền nhằm đơn giản hóa công việc. Còn chuyển đổi số chuyển trọng tâm từ người quản lý đến người dùng cuối cùng - chính là nhân viên trong tổ chức hoặc người dân. Bởi vậy, khi tư duy về chuyển đổi số phải xác định xem nhân viên và người dân được hưởng lợi gì.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng
Đi sớm hơn, nhanh hơn
Để gấp rút thực hiện chuyển đổi số, tỉnh đã có quyết định số 1929/QĐ-UBND, ngày 1-8-2022 về việc Ban hành Đề án chuyển đổi số tỉnh Cà Mau đến năm 2025, định hướng đến 2030.
Từ đề án này, các cấp, ngành của địa phương xác định trách nhiệm, công việc gắn với mình, xác định cụ thể hơn những công việc cụ thể phải làm; phải chọn việc, việc gì làm trước, việc gì làm sau, làm có tính hệ thống và chọn những việc mang tính chất gỡ nút thắt làm trước.
Với tinh thần như vậy, ông Nguyễn Tiến Hải - bí thư Tỉnh ủy Cà Mau - chỉ đạo: "Không chỉ từng ngành, từng địa phương cũng phải tính toán cách làm, bước đi cụ thể hơn mà cả hệ thống chính trị phải cùng vào cuộc nhằm hỗ trợ, dẫn dắt các doanh nghiệp, người dân cùng tham gia vào chuyển đổi số. Cà Mau quyết tâm thực hiện để lĩnh vực này nếu không thuộc tốp tốt nhất cũng phải thuộc tốp khá".
Cũng theo ông Nguyễn Tiến Hải, tỉnh Cà Mau có vị trí địa lý xa so với trung tâm, các đô thị lớn của cả nước. Thông qua việc phát triển chuyển đổi số, Cà Mau có thể kéo gần khoảng cách của mình hơn với các địa phương khác, thậm chí có những lĩnh vực Cà Mau đi sớm hơn, đi nhanh hơn, để phát triển bứt phá trong thời gian tới.
TTO - Chiều 15-9, ông Nguyễn Minh Luân - phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau - đã đến xã Tân Hưng Đông để trao bằng khen cho anh Nguyễn Hiền Phong (24 tuổi, ngụ xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau).
Xem thêm: mth.39903320182902202-ahp-tub-ed-os-iod-neyuhc-mos-uam-ac/nv.ertiout