vĐồng tin tức tài chính 365

Kỳ cuối: Nỗi lo từ "thị trường đỏ” Ấn Độ

2023-09-01 11:08

"Miền đất hứa" của giới buôn tạng

Ngoài những nước khai thác tạng chủ yếu từ người nhập cư và tị nạn đến từ Bắc Phi, các quốc gia ở khu vực Trung Đông, Châu Á và "lục địa đen" cũng diễn ra tình trạng mua bán, cấy ghép trái phép tạng người. Trong số này, cùng với Bangladesh, Ấn Ðộ đã trở thành "miền đất hứa" để thế giới ngầm buôn bán tạng tận dụng khai thác triệt để.

Tại quốc gia Nam Á đông dân nhất thế giới từng dẫn đầu Châu Á khi có cả mạng lưới bệnh viện cấy ghép tạng phục vụ khách hàng trong và ngoài nước này nổi lên tình trạng tầng lớp lao động bị cưỡng bức dễ dàng chấp nhận bán tạng của mình (nhất là thận) để trừ nợ. Mỗi năm có hàng chục ngàn người dân Ấn tình nguyện bán thận với mức giá 3.000 - 6.000 USD (hơn 100 triệu đồng), bất chấp những điều kiện không đạt tiêu chuẩn trong phẫu thuật cấy ghép có thể dẫn đến lây truyền các bệnh viêm gan B, C và HIV/AIDS... Càng xót xa hơn khi buôn bán tạng trở thành ngành kinh doanh béo bở của các tổ chức môi giới thì dù phải trả chi phí cao, nhưng có đến 70-80% số bệnh nhân được ghép tạng tại Ấn vẫn phải chịu di chứng lâu dài về sức khỏe.

Cũng theo thống kê của WHO, những người bán tạng thường bị ảnh hưởng sức khỏe không lâu sau đó do không được chăm sóc tốt sau ca phẫu thuật quan trọng; trong khi hậu quả về kinh tế cũng bị ảnh hưởng không nhỏ: Do sức khỏe suy giảm sau khi bán tạng, họ không thể làm nổi những công việc nặng nhọc như trước, cơ hội việc làm mất đi, cuộc sống vì thế càng khó khăn hơn...

Bệnh viện tư nhân Dr LH Hiranandani ở Mumbai, nơi bị phát hiện buôn bán thận bất hợp pháp Ảnh: SBS

Còn nhiều vấn đề gây tranh cãi

Cộng đồng quốc tế đã ban hành nhiều công ước chống lại việc buôn bán tạng người, trong đó có Tuyên bố lên án thương mại nội tạng của Cơ quan Y tế thế giới năm 1985; 2 năm sau, WHO khẳng định hành vi thương mại hóa nội tạng đã vi phạm Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế; ngoài ra còn Công ước về nhân quyền, y học năm 1997 và 2002 của Hội đồng Châu Âu; Tuyên bố Istanbul về buôn bán nội tạng và du lịch ghép tạng; Tòa án tối cao ở Kerala, Ấn Độ cũng đã ban hành lệnh cấm bệnh nhân cần ghép tạng quảng cáo kêu gọi nhà tài trợ để mua bán trá hình các bộ phận cơ thể người.

71% trong số người bán tạng ở Ấn sống dưới mức nghèo khổ, trên thực tế phụ nữ nghèo cũng là nạn nhân thường xuyên của hoạt động buôn bán tạng phi pháp. Vì vậy, vấn đề có nên hợp pháp hóa việc mua bán tạng để ghép hay không tiếp tục là chủ đề tranh luận trong giới học thuật nước này. Từ đó dẫn đến các giải pháp đề xuất giải quyết tình trạng khan hiếm nguồn cung và kiềm chế hoạt động ghép tạng phi pháp, chẳng hạn: Thành lập thị trường mua bán tạng tự do, tăng cường quy định pháp luật và xử phạt nghiêm hành vi mua bán tạng bất hợp pháp. Cũng có nhiều ý kiến cho rằng thị trường tự do sẽ tạo ra sự mất cân đối trầm trọng: chỉ những người giàu mới có thể mua tạng để tự cứu mình!

Các đường dây buôn bán nội tạng đã hoạt động ở Ấn Độ hàng chục năm qua. Trong hầu hết các ca cấy ghép, người hiến và nhận tạng không có mối quan hệ nào và toàn bộ thông tin, tên tuổi đều là giả. Nhiều đối tượng trung gian, nhân viên y tế Ấn Độ đã bị bắt vì liên quan đến các đường dây này. Cả ban lãnh đạo Bệnh viện tư nhân nổi tiếng Dr LH Hiranandani ở TP. Mumbai, Ấn Độ cũng bị kết án về tội danh trên, gồm chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc y khoa và 3 bác sĩ. Cảnh sát nhận được tin báo về các vụ ghép thận diễn ra bên ngoài bệnh viện trên do chính các bác sĩ tại đây thực hiện.

Đứng sau những phi vụ này là Bhijendra Bisen, đối tượng chuyên dụ dỗ những người nghèo ở bang Gujarat bán thận với giá khoảng 3.000 USD, sau đó giao dịch tại thị trường "chợ đen" để thu lợi khủng. Các nhân viên y tế trên đều bị kết án theo Đạo luật về cấy ghép tạng người được ban hành năm 1994. Đây là vụ buôn thận thứ hai bị phát hiện tại một bệnh viện danh tiếng ở Ấn Độ. Trước đó, cảnh sát nước này phát hiện vụ việc tương tự tại Bệnh viện Indraprastha Apollo danh tiếng ở thủ đô New Delhi. Mặc dù vậy, vấn nạn trên vẫn tiếp tục gia tăng tại Ấn, thậm chí nhiều người còn mở cửa hàng mua bán tạng. Mỗi quả thận bán đi chỉ được trả từ 3.000 - 6.000 USD, nhưng người cần ghép phải chi gần 40.000 USD.

Hầu hết các nước đều cấm hoạt động buôn bán tạng người, do muốn ngăn chặn tình trạng người nghèo bị những kẻ môi giới kiếm lời từ việc khai thác các bộ phận cơ thể họ. Mặc dù vậy, bán tạng để thoát khỏi đói nghèo, nợ nần bủa vây là suy nghĩ của nhiều người dân Ấn lâm bước đường cùng, dù theo các chuyên gia, cách tốt nhất để ngăn chặn tình trạng buôn bán tạng bất hợp pháp là kêu gọi tự nguyện hiến tặng để giúp bệnh nhân không phải trả những khoản tiền lớn để được ghép tạng nhằm kéo dài sự sống. Tuy nhiên, điều này rất khó thực hiện ở Ấn Độ!

Kỳ 3: Thế giới ngầm mua bán tạng người ở Trung Quốc
(CATP) Dù Chính phủ Trung Quốc (TQ) đã ban hành đạo luật nghiêm cấm việc lấy tạng của tử tù, nhưng do nhu cầu cấy ghép tiếp tục tăng cao đã dẫn đến hình thành thế giới ngầm mua bán nội tạng trên mạng. Nhiều người TQ chấp nhận mua tạng (nhất là thận) ở "chợ đen" vì nguồn cung chính của ngành y tế thiếu hụt trầm trọng. Chính vì bệnh nhân muốn được sống trong khi người bán mong có tiền, thị trường này đã trở thành cầu nối và giao dịch được thực hiện.
 
NGUYỄN XUÂN (theo India Today, Daily Mail)

Xem thêm: lmth.989151_od-na-od-gnourt-iht-ut-ol-ion-iouc-yk/et-couq/nv.moc.nagnoc

Comments:0 | Tags:Vụ án

“Kỳ cuối: Nỗi lo từ "thị trường đỏ” Ấn Độ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools