vĐồng tin tức tài chính 365

Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng cao nhờ hoạt động thương mại, du lịch

2023-09-02 11:11

Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính tăng 0,9% so với tháng trước và tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước...

Tính chung 8 tháng năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu du lịch lữ hành tăng 47%.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8 ước đạt 515,4 nghìn tỷ đồng, tăng 0,9% so với tháng trước và tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước do nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu.

Đặc biệt Tổng cục Thống kê cho rằng các mặt hàng phục vụ năm học mới tăng cao và tháng 8 là tháng mùa hè cuối cùng của năm, cũng là thời điểm cuối kỳ nghỉ hè của học sinh, sinh viên nên các hoạt động du lịch cũng như vui chơi ngoài trời nhộn nhịp hơn.

Vì vậy, tính chung 8 tháng năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 4.043,9 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 19,2%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,7% (cùng kỳ năm 2022 tăng 15,1%).

Doanh thu bán lẻ hàng hóa 8 tháng năm 2023 ước đạt 3.175,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 78,5% tổng mức và tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước (loại trừ yếu tố giá tăng 7,4%).

Kinh tế vĩ mô - Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng cao nhờ hoạt động thương mại, du lịch

Doanh thu du lịch lữ hành tháng 8 tăng 47%.

Trong đó, nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng 12,1%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 11%; may mặc tăng 8,7%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 4,4%; phương tiện đi lại (trừ ô tô) tăng 0,5%.

Một số địa phương có doanh thu bán lẻ hàng hóa 8 tháng năm 2023 tăng so với cùng kỳ năm trước như: Quảng Ninh tăng 11,8%; Hải Phòng và Cần Thơ cùng tăng 9,5%; Bình Dương tăng 9,4%; Đồng Nai tăng 8,2%; Hà Nội tăng 6%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 4,8%; Đà Nẵng tăng 3,1%.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 8 tháng năm 2023 ước đạt 436,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,8% tổng mức và tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu 8 tháng năm 2023 so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương như sau: Đà Nẵng tăng 40,3%; Cần Thơ tăng 27,2%; Đồng Nai tăng 23,6%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 23,4%; Quảng Ninh tăng 21,8%; Hải Phòng tăng 14,4%; Hà Nội tăng 11,9%.

Một điểm sáng trong tháng, đó là doanh thu du lịch lữ hành 8 tháng năm 2023 ước đạt 22,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,6% tổng mức và tăng 47% so với cùng kỳ năm trước do nhu cầu du lịch tăng cao trong mùa cao điểm và các địa phương cũng đã tích cực triển khai nhiều hoạt động nhằm kích cầu du lịch sau một thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Chính vì vậy, những địa phương có dịch vụ du lịch phát triển có doanh thu 8 tháng năm 2023 tăng khá so với cùng kỳ năm trước như: Đà Nẵng tăng 97,5%; Khánh Hòa tăng 93,4%; Thành phố Hồ Chí Minh và Quảng Ninh cùng tăng 57,6%; Hải Phòng tăng 57%; Hà Nội tăng 45,9%; Bình Thuận tăng 40,2%; Cần Thơ tăng 15,6%; Lâm Đồng tăng 11,5%.

Doanh thu dịch vụ khác 8 tháng năm 2023 ước đạt 409,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,1% tổng mức và tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể mức tăng, giảm 8 tháng năm 2023 so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương như sau: Đà Nẵng tăng 19,8%; Bắc Giang tăng 17,5%; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 11,8%; Cần Thơ tăng 9,4%; Hà Nội tăng 8,7%; Hải Phòng tăng 6,2%; Thành phố Hồ Chí Minh giảm 2,7%; Quảng Bình giảm 0,6%.

Kích cầu tiêu dùng tạo đòn bẩy kinh tế 

Liên tục từ đầu năm đến nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng, các chính sách kích cầu tiêu dùng, các hoạt động quảng bá du lịch được đẩy mạnh, góp phần duy trì tăng trưởng khu vực này và trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cả nước. 

Trao đổi với VOV, Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, các doanh nghiệp (DN) cũng cần nắm vững và chiếm lĩnh thị trường tiêu dùng trong nước 100 triệu dân. 

“Với nguồn thu nhập tăng thêm rất nhanh, nhu cầu hàng hóa đang tăng rất cao, nếu chúng ta đáp ứng được sản xuất kinh doanh sẽ nhanh chóng phục hồi trở lại. Đây là động lực rất quan trọng để có thể phát triển bền vững trong tương lai”, ông Thịnh nói.

Khai thác tốt thị trường trong nước là một trong những giải pháp quan trọng giúp DN phục hồi sản xuất, kinh doanh. Muốn vậy, cần có những giải pháp đồng bộ theo dõi sát diễn biến, cung cầu giá cả các mặt hàng để có biện pháp điều tiết kịp thời, bảo đảm phân phối hàng hóa hợp lý giữa các vùng miền, đặc biệt là ổn định giá cả và lưu thông hàng hóa.

Kinh tế vĩ mô - Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng cao nhờ hoạt động thương mại, du lịch (Hình 2).

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng.

Bà Mai Thị Thùy, Chủ tịch Hội nữ doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội cho rằng, bên cạnh hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt thị trường, đa dạng hóa sản phẩm với giá cả cạnh tranh.

“Bản thân doanh nghiệp phải đổi mới mình, không thể hoạt động theo cách truyền thống trước đây. Cụ thể là doanh nghiệp đưa những kiến thức mới nhất vào để quản trị, đầu tư kiến thức cho cán bộ, nhân viên. Cùng với đó doanh nghiệp phải nhanh chóng tiếp cận với công nghệ, nhanh chóng nắm bắt thông tin thị trường hàng hóa, các chính sách của Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp để tồn tại và phát triển hài hòa”, bà Thùy nêu ý kiến.

Thị trường trong nước luôn là điểm tựa vững chắc cho các doanh nghiệp phát triển bền vững. Bộ Công Thương, Sở Công Thương các đia phương luôn đồng hành với các đơn vị bán lẻ, doanh nghiệp triển khai chương trình khuyến mại, giảm giá hàng hóa nhằm kích thích tiêu dùng, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, triển khai có hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Việt Nam có nên nâng mục tiêu đón khách quốc tế? 

Tháng 8 thường được coi là tháng thấp điểm về đón khách quốc tế đến Việt Nam, tuy nhiên năm nay lượng khách tăng trưởng tích cực. Trong tháng 8/2023 có 1.217,4 nghìn lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 17,2% so với tháng trước. Đây là tháng đón lượng khách quốc tế cao nhất kể từ đầu năm 2023. Lượng khách du lịch nội địa ước đạt 9,5 triệu lượt. Tính chung 8 tháng đầu năm, Việt Nam đón trên 7,8 triệu khách quốc tế, phục vụ 86 triệu lượt khách nội địa. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 482 nghìn tỷ đồng.

Trong tổng số hơn 7,8 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam 8/2023, khách đến bằng đường hàng không đạt gần 6,9 triệu lượt người, chiếm 87,6% lượng khách quốc tế đến Việt Nam và gấp 5,4 lần cùng kỳ năm trước; bằng đường bộ đạt 909.700 lượt người, chiếm 11,6% và gấp 5,4 lần; bằng đường biển đạt 59.700 lượt người, chiếm 0,8% và gấp 154,2 lần so với cùng kỳ năm trước.

Theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, các thị trường khách tăng đều là những nước trong danh sách được hưởng chính sách đơn phương miễn thị thực, với thời hạn tạm trú lên đến 45 ngày theo Nghị quyết 128/NQ-CP có hiệu lực từ 15/8/2023. Từ nay đến cuối năm - tháng cao điểm đón khách du lịch nước ngoài, ngành du lịch Việt Nam còn nhiều dư địa để vượt xa mục tiêu đón 8 triệu lượt khách quốc tế trong năm nay.

Theo tính toán của Hội đồng Tư vấn du lịch Việt Nam (TAB), với tình hình khả quan như hiện nay, Việt Nam có thể nâng mục tiêu ít nhất đón 10 - 12 triệu lượt khách trong năm 2023, mức tăng tương ứng với các nước trong khu vực. 

"Thái Lan đã tăng mục tiêu đón khách quốc tế từ 10 triệu lượt lên 30 triệu lượt khi nhìn thấy các điều kiện thuận lợi. Do đó, du lịch Việt Nam cũng không nên quá thận trọng", ông Hoàng Nhân Chính, trưởng Ban thư ký TAB thông tin với Vneconomy

Hương Anh (t/h) 

Xem thêm: lmth.655426a-hcil-ud-iam-gnouht-gnod-taoh-ohn-oac-gnat-aoh-gnah-el-nab-cum-gnot/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng cao nhờ hoạt động thương mại, du lịch”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools