vĐồng tin tức tài chính 365

Nước lớn nể trọng Việt Nam hơn

2023-09-03 07:32
Đại sứ Đặng Đình Quý giơ ngón tay cái sau khi kết quả Việt Nam trúng cử Hội đồng Bảo an với số phiếu kỷ lục vào tháng 6-2019. Ngồi cạnh ông là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung - Ảnh: AFP

Đại sứ Đặng Đình Quý giơ ngón tay cái sau khi kết quả Việt Nam trúng cử Hội đồng Bảo an với số phiếu kỷ lục vào tháng 6-2019. Ngồi cạnh ông là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung - Ảnh: AFP

Đã gần 2 năm sau khi Việt Nam kết thúc thành công nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, khoảnh khắc cả phòng họp Đại hội đồng với đại diện của hơn 190 nước vỗ tay không ngớt khi kết quả số phiếu kỷ lục dành cho Việt Nam được công bố vẫn khiến nhiều người tự hào về hai chữ Việt Nam trên trường quốc tế.

Đại sứ Đặng Đình Quý, nguyên thứ trưởng Bộ Ngoại giao, trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc (2018 - 2022), là người đã có mặt trong giờ phút ấy.

Ông cũng là trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc trong cả hai lần nước ta đảm nhận ghế chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an.

Đậm dấu ấn Việt Nam

* Thưa ông, khoảnh khắc công bố kết quả Việt Nam nhận được 192/193 phiếu ủng hộ để lần thứ hai trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã để lại nhiều cảm xúc với người cả trong và ngoài nước. Ông có thể chia sẻ thêm về quá trình dẫn đến kết quả tuyệt vời này và đánh giá của bạn bè quốc tế?

- 192/193 là số phiếu kỷ lục trong lịch sử 74 năm của Liên Hiệp Quốc. Các nước bỏ phiếu cho Việt Nam là vì Việt Nam có lịch sử chống ngoại xâm rất hào hùng, vì độc lập tự do của dân tộc mình và cũng vì giá trị chung của nhân loại.

Đó còn là vì Việt Nam là một trong số ít nước thành công trong phát triển sau khi giành được độc lập và vì họ kỳ vọng Việt Nam sẽ đảm nhiệm vai trò tích cực hơn vào công việc chung của cộng đồng quốc tế.

Nhưng để có được kết quả ấy, chúng ta đã kiên trì vận động 10 năm liền, ngay từ sau khi kết thúc nhiệm kỳ đầu Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an (năm 2008 - 2009).

Chúng ta vận động để họ "nhường" mình thành ứng cử viên duy nhất của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, vận động để họ bỏ phiếu cho mình mà không yêu cầu đánh đổi phiếu, không đặt điều kiện.

Hai năm đảm nhiệm vị trí Ủy viên không thường trực lần thứ hai, chúng ta đã tích cực góp phần bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế. Các hoạt động đó đã để lại dấu ấn khá rõ nét trong hoạt động của Hội đồng Bảo an, ngay trong giai đoạn thế giới phải đối mặt với thách thức chưa từng có là COVID-19.

Bạn bè quốc tế đánh giá Việt Nam thế nào thì khó biết chính xác. Tuy nhiên, cảm nhận của tôi là những việc chúng ta làm tại Hội đồng Bảo an trong nhiệm kỳ thứ hai Ủy viên không thường trực đã làm cho nước lớn nể trọng hơn, bạn bè quý mến hơn.

Nguồn: Bộ Ngoại giao - Dữ liệu: DUY LINH

Nguồn: Bộ Ngoại giao - Dữ liệu: DUY LINH

* Trong thời gian ông làm trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, Việt Nam đã hai lần đảm nhận ghế chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an. Có câu chuyện nào khiến ông nhớ nhất trong quãng thời gian này không?

- Làm chủ tịch luân phiên là trách nhiệm nhưng cũng là vinh dự lớn. Do thứ tự abc, nhiệm kỳ nào cũng có một số nước Ủy viên không thường trực chỉ được đảm nhận vị trí này một lần.

Việt Nam may mắn được hai lần. Lần đầu chúng ta ngồi vào ghế chủ tịch (tháng 1-2020) cũng là ngày đầu bắt đầu nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an. Trùng hợp đó cũng là ngày đầu tiên Liên Hiệp Quốc bước vào năm thứ 75 kể từ khi ra đời.

Ngồi ghế chủ tịch, điều hành theo kịch bản nhưng cầm búa gõ cũng là một việc khá áp lực, nhất là khi các nước có ý kiến khác nhau, khác các kịch bản đã định.

Tháng 4-2021, lần thứ hai chúng ta làm chủ tịch đúng lúc COVID-19 hoành hành dữ dội ở New York. Cả tháng Hội đồng Bảo an họp trực tuyến. Chủ tịch điều hành họp trực tuyến, đàm phán văn bản trực tuyến, vận động hành lang cũng trực tuyến. Lúc nào cũng sợ rớt mạng.

May cho Việt Nam, tất cả các cuộc họp trong tháng chủ tịch, đường truyền đều tốt, liên lạc giữa New York và Hà Nội luôn thông suốt (trong khi một số nước lớn lại luôn bị trục trặc tín hiệu).

Tháng chủ tịch thứ hai của chúng ta cũng rất thành công, Hội đồng Bảo an đã thông qua hai tuyên bố chủ tịch và một nghị quyết quan trọng về "bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với dân thường", mang đậm dấu ấn Việt Nam.

* Mặc dù 10 nước không thường trực Hội đồng Bảo an được đánh giá cao về vai trò, cũng có ý kiến cho rằng các nước này đóng vai trò như trung gian hòa giải, điều phối quan hệ giữa 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an. Ông nghĩ gì về nhận định này?

Hòa giải thì có nhưng khó có thể nói là điều phối quan hệ giữa 5 nước thường trực. Trong một số vấn đề và ở một số thời điểm khi các nước thường trực có quan điểm khác nhau, các nước không thường trực phân công nhau tiếp xúc, vận động từng nước thường trực, "ngoại giao con thoi" để họ tìm được mẫu số chung.

Ví dụ điển hình là khi các cơ chế hỗ trợ nhân đạo xuyên biên giới Syria hết hiệu lực mà các nước thường trực có quan điểm khác nhau.

Nếu không gia hạn hoạt động của các cơ chế này thì hàng triệu người Syria sẽ bị đe dọa tính mạng do thiếu thuốc thang, lương thực, các nước không thường trực đã nỗ lực thuyết phục, thậm chí là lôi kéo tổng thư ký tạo sức ép.

Cuối cùng, cơ chế được gia hạn bởi có sự đoàn kết của các ủy viên không thường trực, 10 nước bỏ phiếu thuận trong khi 5 nước thường trực đều bỏ phiếu trắng.

Những nữ quân nhân Việt Nam lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc tại Abyei và Nam Sudan năm 2022 - Ảnh: NAM TRẦN

Những nữ quân nhân Việt Nam lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc tại Abyei và Nam Sudan năm 2022 - Ảnh: NAM TRẦN

Chỉ có lợi ích dân tộc

* Trong quá trình xử lý các công việc tại Hội đồng Bảo an, làm thế nào để Việt Nam dung hòa giữa vấn đề lợi ích quốc gia và lợi ích quốc tế, thưa ông?

- Năm 1964, Bác Hồ nói với cán bộ ngoại giao là: Làm gì cũng vì lợi ích dân tộc mà làm. Trong xử lý các vấn đề đối ngoại, lợi ích quốc gia - dân tộc vừa là gốc vừa là mục tiêu để định hướng hành động.

Có điều, phải xử lý hài hòa giữa lợi ích cụ thể và lợi ích toàn diện, lợi ích ngắn hạn và lợi ích dài hạn. Công việc ở Hội đồng Bảo an liên quan đến lợi ích trực tiếp của các nước lớn, các nước bạn bè, nhất là những nước ở các khu vực xung đột. Việc xác định lợi ích do vậy càng phải hài hòa.

* Nhiều người vẫn tin rằng đằng sau các cuộc họp, các kết quả được thông qua tại Liên Hiệp Quốc là kết quả của quá trình vận động hành lang, có qua có lại về sự ủng hộ. Ông có thể chia sẻ thêm nguyên tắc cơ bản của Việt Nam trong các cuộc tiếp xúc như vậy?

- Tôi cho rằng chúng ta phải cố gắng xử lý hài hòa. Nguyên tắc đối ngoại là vì lợi ích quốc gia - dân tộc và phù hợp với luật pháp quốc tế.

Nếu giữ nguyên tắc mà làm cho nước nào không bằng lòng với mình thì phải giải thích để họ thông cảm và khi có dịp làm được điều gì tốt cho họ thì cố gắng mà làm.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres trò chuyện với chiến sĩ "Mũ nồi xanh" Việt Nam trong chuyến thăm Việt Nam tháng 10-2022. Ông dành nhiều tình cảm cho những người lính thuộc Lực lượng gìn giữ hòa bình - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres trò chuyện với chiến sĩ "Mũ nồi xanh" Việt Nam trong chuyến thăm Việt Nam tháng 10-2022. Ông dành nhiều tình cảm cho những người lính thuộc Lực lượng gìn giữ hòa bình - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

* Hiện nay, cạnh tranh nước lớn ngày càng gay gắt, đặt các nước nhỏ vào tình thế khó xử hoặc buộc phải chọn bên. Là một nước có vị trí địa chiến lược, theo ông, Việt Nam đã xoay xở giữa các cuộc cạnh tranh của các nước lớn ra sao?

- Tôi thấy điều gì cũng có hai mặt. Các nước lớn cạnh tranh cũng tạo ra cơ hội vì khi cạnh tranh thì họ cần tập hợp bạn bè. Chúng ta làm bạn với tất cả các bên vì lợi ích quốc gia - dân tộc của mình trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Xoay xở thế nào thì thiên biến vạn hóa. Đủ thực lực, bản lĩnh và vận dụng tốt bài học của ngoại giao Hồ Chí Minh về "dĩ bất biến, ứng vạn biến", tôi tin chúng ta sẽ xử lý hài hòa quan hệ với các nước lớn.

Ngoại giao cần cái bắt tay, cái ôm

* Các sự cố phi truyền thống như COVID-19 ảnh hưởng thế nào đến các hoạt động ngoại giao đa phương truyền thống, thưa ông?

Có chứ. Ngoại giao là tiếp xúc, trao đổi, tranh thủ, đàm phán... và vận động hành lang. Cần có giao lưu, tương tác thông qua ngôn ngữ, cử chỉ, phong thái và cả những cảm nhận. Những điều này phải gặp trực tiếp, làm trực tiếp mới có hiệu quả. Một ánh mắt, một cái bắt tay, một cái ôm... có thể thay cho rất nhiều lời nói, chữ viết. Nhưng vì COVID-19, ta phải tìm phương cách khác để làm việc.

Tôi còn nhớ tháng 3-2020, tháng Trung Quốc làm chủ tịch, Hội đồng Bảo an mất gần 2 tuần mới thống nhất được phương thức họp trực tuyến, nhất là phương thức bỏ phiếu. Về cơ bản thì Hội đồng Bảo an hoàn thành các nhiệm vụ của mình, song cũng không thể tiến hành nhiều hoạt động cần thiết, nhất là các chuyến đi thực địa tại các khu vực xung đột.

111

Trong hai năm nhận trọng trách Ủy viên không thường trực, Việt Nam đã tham gia tất cả các hoạt động của Hội đồng Bảo an, hoàn thành tốt trách nhiệm chủ tịch hai ủy ban trực thuộc cơ quan này.

Việt Nam cũng đưa ra sáng kiến, chủ trì soạn thảo, đàm phán và trình Hội đồng Bảo an thông qua 2 nghị quyết, 3 tuyên bố Chủ tịch Hội đồng Bảo an.

Đặc biệt, trong tháng đầu tiên đảm nhận ghế chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an (tháng 1-2020), Việt Nam đã lập kỷ lục về số bài phát biểu trong một phiên thảo luận mở của hội đồng với 111 bài phát biểu trong 3 buổi, 3 ngày quanh chủ đề: "Thượng tôn Hiến chương trong gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế".

Việc đưa ra chủ đề này trong tháng đầu tiên của năm kỷ niệm lần thứ 75 Liên Hiệp Quốc ra đời là lý do quan trọng thu hút được số lượng kỷ lục bài phát biểu.

Việt Nam kêu gọi cải tổ Hội đồng Bảo an Liên Hiệp QuốcViệt Nam kêu gọi cải tổ Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc

TTO - Ngày 17-11, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, kêu gọi cải tổ Hội đồng Bảo an để giúp cơ quan này ứng phó tốt hơn đối với các thách thức toàn cầu.

Xem thêm: mth.22173728092803202-noh-man-teiv-gnort-en-nol-coun/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nước lớn nể trọng Việt Nam hơn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools