Kế hoạch trên được đưa ra trong bối cảnh Hàn Quốc đang thiếu hụt lao động kéo dài.
Theo kế hoạch trên, việc nhận đơn đăng ký từ các công ty logistics sẽ được bắt đầu từ tuần tới, đồng nghĩa với việc những công nhân đầu tiên đủ điều kiện sẽ bắt đầu làm việc sớm nhất là trong năm nay thay vì phải mất nhiều tháng như hiện nay.
Ngoài ra, từ nay, các doanh nghiệp sản xuất ở ngoài vùng thủ đô Seoul có từ 300 nhân viên trở lên cũng có thể được thuê công nhân mang thị thực E-9. Trước đây, chỉ doanh nghiệp dưới 300 nhân viên và vốn 8 tỷ Won (6 triệu USD) mới đủ điều kiện.
Bên cạnh đó, Chính phủ Hàn Quốc cũng phê duyệt kế hoạch tăng hạn ngạch cấp thị thực E-9 lên 120.000 trường hợp vào cuối năm nay, cao gấp hơn 2 lần so với năm 2020 và 2021. Đồng thời, hạn ngạch E-9 tối đa cho mỗi công ty sẽ được tăng gấp 2 lần, lên 80 trường hợp.
Song song với đó, hạn ngạch cấp thị thực E-7-4, vốn giúp người có thị thực E-9 lựa chọn nơi làm việc linh hoạt hơn và có thể ở lại Hàn Quốc vô thời hạn, sẽ được tăng gấp 7 lần, lên 35.000 trường hợp.
Phát biểu về thông tin này, Bộ trưởng Văn phòng Điều phối chính sách Chính phủ Hàn Quốc, ông Bang Ki Sun cho biết, kế hoạch trên sẽ giúp giải quyết tình trạng thiếu lao động trong toàn ngành và chính quyền Seoul nên "duy trì giám sát chặt chẽ thủ tục" để bảo đảm rằng chính sách được áp dụng.
Trước đó, vào ngày 29/6, Bộ Tư pháp Hàn Quốc (MOJ) công bố, Chính phủ Hàn Quốc sẽ mở rộng hạn ngạch hàng năm cấp thị thực E-7-4 cho lao động lành nghề lên thành 30.000 người vào cuối năm nay, tăng gấp 15 lần so với năm 2022.
Trong một cuộc họp nội các do Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol chủ trì, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Han Dong-hoon cho biết: "Giải quyết tình trạng thiếu nhân lực mà nhiều ngành phải đối mặt là một nhiệm vụ ngắn hạn quan trọng. Chúng tôi đang nỗ lực để tiếp nhận nhiều lao động nước ngoài hơn vào các vị trí việc làm còn trống".
Người lao động nước ngoài đã làm việc trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng hoặc nông nghiệp tại Hàn Quốc ít nhất 5 năm có thể nộp đơn xin thị thực E-7-4.
Xem thêm: nhc.345826201309032881-iaogn-coun-gnod-oal-iov-auc-gnor-om-couq-nah/nv.fefac