vĐồng tin tức tài chính 365

Vì sao Bình Thuận quyết tâm làm hồ chứa nước khi diện tích rừng tự nhiên đang thu hẹp?

2023-09-06 06:21
Mô phỏng dự án hồ chứa nước Ka Pét ở huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận

Mô phỏng dự án hồ chứa nước Ka Pét ở huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận

Vị trí của dự án nằm trên sông Ba Bích (còn gọi là sông Ta Da) thuộc hai xã Mỹ Thạnh và Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận.

Rừng sẽ "nhường chỗ" cho hồ

Vùng lòng hồ là các thung lũng chi nhánh hai sông Ka Pét và Ba Bích. Sự chuyển hướng của các dãy núi hai bờ sông chính và sông nhánh đã hình thành thung lũng tự nhiên rộng, thuận lợi tạo hồ chứa này.

Dự án gồm hồ chứa nước với dung tích khoảng 51 triệu m3, đập chính, kênh chuyển nước và cụm điều tiết. Trong đó, hồ chứa nước với diện tích khoảng 10km2 và đập ngăn sông cao khoảng 28m.

Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường, khó khăn nhất của dự án là khi xây dựng sẽ gây ngập lòng hồ (diện tích khoảng 718ha), trong đó hơn 160ha là rừng đặc dụng.

Tại thời điểm lập báo cáo, hệ sinh thái trên cạn chủ yếu là rừng được bảo vệ nghiêm ngặt nên còn khá nguyên vẹn. Hệ sinh thái khu vực dự án rất phong phú và đa dạng về số lượng loài. Tuy nhiên, dự án không ghi nhận loài thực vật nào quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam.

Việc xây dựng hồ chứa, tác động chủ yếu là hệ thủy sinh và động thực vật trên cạn. Các loài động vật sẽ di chuyển qua các khu rừng lân cận, còn các loài thủy sinh sẽ bị suy giảm.

Tác động này có thể diễn ra trong quá trình xây dựng và lâu dài sau này.

Ngoài ra, dự án triển khai sẽ làm giảm diện tích đất rừng tự nhiên, phân mảnh các hệ sinh thái, ảnh hưởng đến các loại động vật hoang dã. Quá trình xây dựng có thể tăng khả năng tiếp cận vào rừng của dân địa phương, dân săn trộm, công nhân…

Về lâu dài, mất rừng sẽ mang lại hệ lụy lớn như lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất. Vì vậy, với dự án này cần phải có phương án giải phóng mặt bằng và trồng rừng thay thế phù hợp.

Các cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận trong một lần khảo sát vị trí làm dự án - Ảnh: K.H.

Các cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận trong một lần khảo sát vị trí làm dự án - Ảnh: K.H.

Biến vùng khô hạn thành trù phú

Theo tỉnh Bình Thuận, huyện Hàm Thuận Nam nằm trong vùng nhiều nắng, gió. Đây là khu vực khô hạn nhất nước, thời tiết diễn biến phức tạp. Mùa mưa thì hay ngập lụt, còn mùa khô dòng chảy rất nhỏ.

Các công trình thủy lợi ở khu vực hiện mới đáp ứng tưới khoảng 26% đất trồng cây hằng năm. Nếu chỉ tính riêng sản xuất nông nghiệp, khu vực này đang thiếu khoảng 100 triệu m3 nước tưới mỗi năm.

Vì vậy, để khắc phục tình trạng thiếu nước mùa khô, việc xây dựng hồ Ka Pét nhằm điều tiết nước trong năm, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Dự án hồ chứa nước Ka Pét là công trình quy hoạch liên hoàn, có tính chất bổ trợ nguồn nước cho các công trình thủy lợi khác như: hồ Sông Móng, đập dâng Ba Bàu… để phát huy hết diện tích đất canh tác.

Dự án này là một trong những công trình ưu tiên đầu tư theo chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 - 2020 của Chính phủ.

Dự án còn nằm trong quy hoạch tổng thể thủy lợi vùng Đông Nam Bộ giai đoạn đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050 thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Về lâu dài, hồ Ka Pét còn là nơi trung chuyển nước từ sông La Ngà về, bổ sung cho phía nam tỉnh Bình Thuận. Quá trình triển khai thủ tục dự án, các địa phương và chủ rừng đều thống nhất thông qua.

Theo tỉnh Bình Thuận, mục tiêu của dự án là cấp nước tưới cho 7.762ha đất sản xuất nông nghiệp của huyện Hàm Thuận Nam.

Dự án còn cấp nước thô cho Khu công nghiệp Hàm Kiệm II khoảng 2,63 triệu m3/năm, tạo nguồn nước thô để cấp nước sinh hoạt cho khoảng 120.000 người dân khu vực huyện Hàm Thuận Nam và TP Phan Thiết.

Khi đưa vào sử dụng, dự án còn có mục tiêu phòng chống lũ và cải tạo môi trường sinh thái, điều tiết nước cho vùng hạ du khu vực huyện Hàm Thuận Nam và một phần đoạn qua TP Phan Thiết.

Sẽ trồng rừng mới, gấp 3 lần diện tích dự án

"Việc tác động tiêu cực do chuyển đổi mục đích đất tại dự án là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, tác động tích cực từ sự phát triển của dự án là hoàn toàn vượt trội hơn như: khắc phục hạn hán, thiếu nước trong mùa khô, điều tiết nguồn nước sông Ka Pét nhằm tưới ổn định cho nông nghiệp, cung cấp nước cho sinh hoạt hoặc công nghiệp…", trích nội dung đánh giá tác động môi trường của dự án.

Với diện tích rừng bị mất khi nhường lại cho dự án, tỉnh đã có quyết định trồng khôi phục và trồng bù. Vị trí trồng bù lại tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu (huyện Hàm Thuận Nam). Ưu tiên trồng các cây bản địa để tránh xáo trộn hệ sinh thái.

Tổng diện tích rừng trồng phải gấp 3 lần diện tích rừng của dự án. Phạm vi trồng thay thế có thể mở rộng vùng đất hoang hóa, đất sản xuất lâm nghiệp để bù lại đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, tỉnh sẽ bảo vệ nghiêm ngặt rừng đầu nguồn để duy trì ổn định nguồn nước.

Rừng phải bảo vệ, nhưng có lúc cũng cần phải chấp nhận đánh đổi vì những lợi ích lớn hơn. Đây là việc được ủy ban có trách nhiệm thẩm tra tờ trình và đại biểu hết sức quan tâm thảo luận khi thông qua.

Đại biểu Quốc hội Thái Thị An Chung (Nghệ An)

Sốt ruột dự án chậm triển khai

Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV (tháng 5-2023), nhiều đại biểu bày tỏ "sốt ruột" khi hơn 4 năm được Quốc hội phê duyệt chủ trương nhưng hồ Ka Pét chưa được đầu tư. Một dự án người dân vùng hạn Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) mong mỏi suốt 20 năm qua chưa thành hiện thực.

Đại biểu Thái Thị An Chung (Nghệ An) - ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội - xót xa kể lại việc xem phóng sự truyền hình thấy người dân đào giếng giữa lòng sông tìm nước, phản ánh tình trạng lòng sông Dinh - con sông lớn nhất tại xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam - đã trơ cạn đáy sau mấy tháng không mưa. Đây là nơi duy nhất người dân có thể đào giếng để tìm nước sinh hoạt. Bà Chung nêu quan điểm thống nhất điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án để sớm được triển khai, thực hiện.

Trao đổi với báo Tuổi Trẻ, câu chuyện nên hay không nên sử dụng diện tích khoảng 600ha đất rừng, trong đó phần lớn là rừng sản xuất để làm hồ Ka Pét đã được các đại biểu Quốc hội khóa XIV và XV rất quan tâm. Từ tờ trình Chính phủ, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cũng đã có những khảo sát, thảo luận kỹ để giảm tối thiểu tác động đến rừng, nhất là rừng đặc dụng và phòng hộ.

Theo bà Chung, dự án hồ Ka Pét là dự án rất cấp thiết đối với người dân vùng hạn Hàm Thuận Nam và tỉnh Bình Thuận nói chung. Khi thông qua chủ trương năm 2019, Quốc hội đã bàn rất kỹ, cân nhắc lợi ích giữa việc "hy sinh" rừng và công trình chống hạn cho người dân.

Gần 875 tỉ đồng đầu tư hồ Ka Pét

Chủ trương đầu tư dự án hồ chứa nước Ka Pét tại huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV (tháng 5-2019). Ban đầu, tổng diện tích sử dụng đất của dự án gần 694ha.

Tháng 5-2023, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Chính phủ trình tờ trình về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án này. Trong các nội dung điều chỉnh, diện tích sử dụng đất của dự án lên gần 698ha (tăng gần 4,5ha so với phê duyệt ban đầu). Trong đó, đất có rừng khoảng 620ha (giảm 60,83ha), đất rừng sản xuất là 440,4ha. Đồng thời, đất không có rừng tăng thêm 60,14ha và diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 18,01ha (tăng 5,13ha).

Thảo luận sau đó, hầu hết các đại biểu đồng tình với việc điều chỉnh và nhấn mạnh tầm quan trọng cần đẩy nhanh việc làm dự án, có tác động tốt tới môi trường và cải thiện đời sống dân sinh của địa phương.

Tổng mức đầu tư dự án sau điều chỉnh là 874,089 tỉ đồng, gồm vốn ngân sách trung ương là 519,927 tỉ đồng, còn lại là địa phương.

Làm hồ chứa nước trên 600ha đất rừng, Bình Thuận đổi lại gì?Làm hồ chứa nước trên 600ha đất rừng, Bình Thuận đổi lại gì?

Dư luận tiếp tục quan tâm việc Bình Thuận sẽ làm hồ chứa nước Ka Pét nằm trong hơn 600ha đất rừng, trong đó có 160ha rừng đặc dụng.

Xem thêm: mth.66275613250903202-peh-uht-gnad-neihn-ut-gnur-hcit-neid-ihk-coun-auhc-oh-mal-mat-teyuq-nauht-hnib-oas-iv/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vì sao Bình Thuận quyết tâm làm hồ chứa nước khi diện tích rừng tự nhiên đang thu hẹp?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools