vĐồng tin tức tài chính 365

Mua đất 15 năm, chua cay đòi sổ

2023-09-06 11:11
Hiện trạng dự án khu đô thị Phú Mỹ An do Công ty 579 đầu tư - Ảnh: TẤN LỰC

Hiện trạng dự án khu đô thị Phú Mỹ An do Công ty 579 đầu tư - Ảnh: TẤN LỰC

Rất nhiều khách hàng bức xúc phản ảnh tới Tuổi Trẻ việc họ bỏ tiền ra mua đất, nhưng chủ đầu tư cố tình chây ỳ, nại hàng loạt lý do để trì hoãn việc giao đất đã bán cho họ.

Thắng kiện nhưng vẫn gian nan đòi đất

Năm 2008, ông Phạm Văn Thọ (trú quận Hải Châu, Đà Nẵng) ký bốn hợp đồng góp vốn đầu tư xây dựng khu đô thị Phú Mỹ An với Công ty 579 và đã trả tiền đất 2,51 tỉ đồng (90% giá trị).

Đến năm 2018 ông Thọ sang nhượng bớt hai lô cho bên thứ ba và được chủ đầu tư ký phụ lục hợp đồng sang tên đổi chủ mới. Hai lô đất còn lại dù ông nhiều lần yêu cầu sang tên, bàn giao đất nhưng chủ đầu tư nại nhiều lý do không thực hiện.

Vì vậy, tháng 8-2022, ông Thọ khởi kiện chủ đầu tư ra tòa, yêu cầu thực hiện các nội dung trong hợp đồng đã ký. Qua hai cấp tòa sơ thẩm và phúc thẩm đều tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Thọ, buộc chủ đầu tư thực hiện hợp đồng góp vốn đầu tư xây dựng, giao đất thực tế và làm các thủ tục liên quan đến chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho nguyên đơn.

Sau khi bản án có hiệu lực, tháng 10-2022 Chi cục Thi hành án dân sự quận Ngũ Hành Sơn ra quyết định thi hành án. Theo đó, chấp hành viên đã thông báo, tống đạt tất cả các văn bản và nhiều lần báo gọi, triệu tập nhưng lãnh đạo công ty không hợp tác, không đến làm việc.

Ngược lại, phía Công ty 579 gửi nhiều văn bản kiến nghị, khiếu nại, tố cáo nhằm trì hoãn việc thi hành án. Do đó, ngày 11-8-2023 cơ quan thi hành án đã ban hành quyết định cưỡng chế, tống đạt quyết định tại trụ sở công ty, tuy nhiên lãnh đạo doanh nghiệp tiếp tục không thực hiện yêu cầu.

Đáng chú ý, sau khi quyết định cưỡng chế có hiệu lực, tám ngày sau Viện KSND cấp cao tại Đà Nẵng lại có văn bản yêu cầu hoãn thi hành án ba tháng để... nghiên cứu hồ sơ, xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

Làm gì khi đương sự không thi hành án?

Trao đổi với Tuổi Trẻ, luật sư Lê Cao (Đoàn luật sư TP Đà Nẵng) cho rằng về nguyên tắc, trên cơ sở bản án của tòa, quyết định thi hành án, đương sự có điều kiện nhưng không tự nguyện thi hành sẽ bị cưỡng chế.

Nếu người phải thi hành án có đủ điều kiện thi hành mà không chịu thi hành thì cần có các biện pháp cưỡng chế phù hợp. Do đó, cơ quan thi hành án cũng cần có phương án quyết định cưỡng chế buộc thi hành án đối với các trường hợp này.

Như vậy, đối với các bản án mà có yêu cầu buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng, người được thi hành án cần yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế buộc thực hiện công việc cụ thể theo bản án đã tuyên.

Để từ đó, nếu các cá nhân có liên quan chống đối, không chấp hành án thì có thể tố giác, yêu cầu xử lý trách nhiệm về hành vi không chấp hành án theo quy định pháp luật.

Việc nhiều doanh nghiệp, cá nhân lãnh đạo các doanh nghiệp có hành vi cố tình không chấp hành bản án, lợi dụng những điểm chưa rõ ràng của các bản án để không thi hành, cố tình trốn tránh thi hành án cũng cần cơ quan thi hành án quyết liệt áp dụng các cơ sở pháp lý phù hợp để có hình thức cưỡng chế thi hành.

Hoặc cơ quan thi hành án kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi không chấp hành án để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người được thi hành án.

Để rộng đường dư luận, chúng tôi đã liên hệ qua điện thoại và đến trực tiếp Công ty 579 để tìm hiểu vụ việc nhưng không nhận được phản hồi của lãnh đạo doanh nghiệp này.

Có quyền hoãn hoặc không hoãn thi hành án

Về việc Viện KSND cấp cao ra văn bản yêu cầu hoãn thi hành án tám ngày sau khi quyết định cưỡng chế thi hành án có hiệu lực, luật sư Lê Cao cho biết theo Luật thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án phải nhận được văn bản này trước 24 giờ trước thời điểm cưỡng chế đã ghi trong quyết định. Sau thời điểm đó cơ quan thi hành án có quyền quyết định việc hoãn hay không hoãn.

"Cũng theo quy định này, người có thẩm quyền kháng nghị chỉ được yêu cầu hoãn thi hành án một lần để xem xét kháng nghị nhằm tránh hậu quả không thể khắc phục được. Tuy nhiên, trong nội dung bản án này lại là buộc thực hiện hợp đồng các bên đã ký, thực chất là hoàn thiện các thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Hơn nữa vụ việc thi hành án đã bị đình trệ thời gian quá dài, do đó cơ quan thi hành án hoàn toàn có quyền quyết định việc tiếp tục cưỡng chế theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền lợi của người được thi hành án. Không thể vì chờ đợi một phán quyết chưa biết có hay không có ở tương lai để trì hoãn việc thi hành", luật sư Cao cho biết.

Bắt giám đốc công ty bất động sản lừa người mua đất hàng chục tỉ đồngBắt giám đốc công ty bất động sản lừa người mua đất hàng chục tỉ đồng

Mặc dù khu đất tại Bình Phước đứng tên cá nhân nhưng giám đốc công ty vẫn tự đặt tên dự án để bán đất, chiếm đoạt tiền của hàng chục khách.

Xem thêm: mth.68550250160903202-os-iod-yac-auhc-man-51-tad-aum/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Mua đất 15 năm, chua cay đòi sổ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools