Theo ông Sơn, vị trí làm dự án phần lớn là rừng hỗn giao, trước đây đã từng khai thác. Đến năm 2002, khi Chính phủ thực hiện chủ trương đóng cửa thì nơi đây được canh giữ nghiêm ngặt. Từ khu dân cư hiện hữu của xã Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam đi sâu vào khoảng vài cây số sẽ đến vùng lõi dự án.
Đầu tiên là khu rừng hỗn giao gồm những bụi tre nứa và cây dầu đường kính 20-35cm. Xen lẫn là khu đất canh tác của người dân địa phương.
Rừng còn nhiều nhất vị trí hai bên sông Bà Bích, nơi dự kiến sẽ làm đập ngăn để tích trữ nước. Tại đây có nhiều loại cây căm xe, bằng lăng. Nhưng phần lớn vẫn là tre nứa, dây leo và cây gỗ tạp.
Ông Sơn cho biết trước đây Đoàn đại biểu Quốc hội, sở ngành và các nhà khoa học đã từng đến đây thị sát để kiểm tra pháp lý dự án.
Đồng thời, quy hoạch làm hồ chứa nước tại đây đã có từ năm 1995. Do gặp nhiều khó khăn nên đến năm 2019 thì Quốc hội mới thông qua chủ trương dự án.
Theo tỉnh Bình Thuận, trong số hơn 600ha diện tích của dự án thì có khoảng 132ha là rừng đặc dụng. Còn lại là rừng hỗn giao, rừng sản xuất và đất nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng.
Ông Sơn thừa nhận trong hàng trăm ha đất rừng thì sẽ có nhiều cá thể vượt trội nhưng số lượng không đáng kể, chủ yếu là cây bằng lăng. Đặc tính của cây bằng lăng khi lớn sẽ bọng ở giữa nên thân to. Phần lớn còn lại vẫn là hỗn giao, trong đó có nhiều cây đường kính khoảng 35cm.
Liên quan cổ thụ căm xe và cây lim già cỗi được chia sẻ mạnh trên mạng xã hội, ông Sơn khẳng định nằm ngoài ranh dự án và vẫn tồn tại trong rừng.
Cũng theo ông Sơn, đặc trưng của rừng nơi đây mùa mưa xanh tốt giữ được nước. Nhưng mùa nắng là khô hạn, cây cối cằn cỗi.
Sau đây là một số hình ảnh PV Tuổi Trẻ ghi nhận...
Sáng 6-9, đoàn công tác của tỉnh Bình Thuận đang kiểm tra thực địa khu vực rừng được phê duyệt làm dự án hồ chứa nước Ka Pét