vĐồng tin tức tài chính 365

Loài cá đầy ở châu Á đóng băng 2 năm vẫn sống, đi bộ trên cạn khiến nước Mỹ "bật" báo động

2023-09-07 09:22

Thiệt hại nghiêm trọng do một loài cá gây ra

Cục Động vật hoang dã Nevada "bật" một báo động cảnh báo về một loài cá ngoại lai đã khiến nhiều người bất ngờ bởi chúng rất quen thuộc với nhiều người dân châu Á. Sau khi chính sách này được áp dụng, cá rô phi xanh còn sống sẽ không được phép sử dụng tại Las Vegas, tiểu bang Nevada của Mỹ. Bất ngờ là chính quyền Florida cũng đưa ra công bố tương tự. Theo chia sẻ của chính quyền các nơi này thì cá rô phi xanh sau khi được thả vào các tuyến đường thủy địa phương đã gây ra những thiệt hại đáng kể về môi trường và kinh tế. Vì sao các bang này lại "bật" báo động với loài cá rô phi xanh?

Loài cá đầy ở châu Á đóng băng 2 năm vẫn sống, đi bộ trên cạn khiến nước Mỹ "bật" báo động - Ảnh 1.

Loài cá quen thuộc ở châu Á khiến nước Mỹ "bật" báo động là cá rô phi xanh. (Ảnh: Pixabay)

Cá rô phi xanh ban đầu được đưa vào Mỹ trong nỗ lực kiểm soát thực vật thủy sinh trong các trang trại nuôi cá và các hồ. Tuy nhiên sau đó, chúng trở thành loài xâm lấn ở nhiều bang nước Mỹ, bao gồm cả Florida và Texas. Chúng cạnh tranh thức ăn, không gian và giết hại các loài bản địa. Các cộng đồng cá đã bị ảnh hưởng bởi các loài xâm lấn, dẫn đến mối đe dọa đối với sự đa dạng di truyền giữa các loài cá do chúng lai với các loài khác trong chi của chúng.

Ngoài ra, cá rô phi xanh còn sinh sản với tốc độ đáng báo động. Cụ thể, trong hệ thống sông Muddy, nơi cá rô phi xanh gần như đã khiến một loài cá bản địa bị tuyệt chủng, đòi hỏi một chương trình diệt trừ tốn kém kéo dài 5 năm vượt quá 600.000 USD.

Loài cá đầy ở châu Á đóng băng 2 năm vẫn sống, đi bộ trên cạn khiến nước Mỹ "bật" báo động - Ảnh 2.

Rô phi xanh là loài cá ngoại lai cạnh tranh thức ăn, không gian với cá bản địa. (Ảnh: Pixabay)

 Không chỉ gây thiệt hại về môi trường, việc cấm nuôi cá rô phi xanh cũng khiến các doanh nghiệp kinh doanh cá tổn thất lớn. Cá rô phi không được bán tươi sẽ mất đi nhiều giá trị và sức hấp dẫn đối với khách hàng. Việc tìm kiếm một loại cá thay thế có thể bán sống có thể mất tới một năm, vì nó đòi hỏi phải thiết lập một trang trại, nuôi cá và trải qua các cuộc kiểm tra trước khi đưa chúng ra thị trường, gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp. Chính quyền các bang cảnh báo cuộc "xâm lược" của cá rô phi xanh có thể gây thiệt hại trị giá hàng triệu USD cho nền kinh tế nước Mỹ.

Loài cá ngoại lai đáng sợ

Cá rô phi xanh (Danh pháp khoa học: Oreochromis aureus) là một loài cá rô phi và là loài bản địa ở Tây Phi, Trung Đông. Đây là loài có giá trị kinh tế đồng thời nó đã được du nhập đi nhiều nơi và phát triển trở thành một loài xâm lấn.

Cá rô phi xanh có thân hình màu hơi tím, vảy sáng bóng, có 9-12 sọc đậm song song nhau từ lưng xuống bụng. Vây đuôi có màu sọc đen sậm song song từ phía trên xuống phía dưới và phân bổ khắp vi đuôi. Vi lưng có những sóc trắng chạy song song trên nền xám đen. Viền vi lưng và vi đuôi có màu hồng nhạt. Con cá rô phi xanh có thể dài tới 0,6m và nặng 4 kg. Rô phi đơn tính (đực) lớn nhanh, sau 4-5 tháng nuôi có thể đạt trọng lượng 0,4-0,6 kg/con. Giữa con cái và con đực có tốc độ lớn khác nhau. Thường thì con đực lớn nhanh hơn con cái từ 15-18% sau 4 tháng nuôi.

Loài cá đầy ở châu Á đóng băng 2 năm vẫn sống, đi bộ trên cạn khiến nước Mỹ "bật" báo động - Ảnh 3.

Cá rô phi xanh là loài cá xâm lấn gây nhiều thiệt hại lớn về môi trường và kinh tế cho nước Mỹ. (Ảnh: Pixabay)

Cá rô phi xanh ăn được hầu hết các loại thức ăn tự nhiên, mùn bã hữu cơ trong ao nuôi, rô phi vừa có tác dụng tiêu diệt các loại động vật nhỏ mang mần bệnh vừa có tác dụng làm sạch môi trường và cho sản phẩm có giá trị. Khi còn nhỏ, chúng ăn sinh vật phù du (tảo và động vật nhỏ) là chủ yếu (cá 20 ngày tuổi, kích thước khoảng 18mm).

Khi cá trưởng thành ăn mùn bả hữu cơ lẫn các tảo lắng ở đáy ao, ăn ấu trùng, côn trùng, thực vật thủy sinh. Tuy nhiên trong nuôi công nghiệp cá cũng ăn các loại thức ăn chế biến từ cá tạp, cua, ghẹ, ốc, bột cá khô, bột bắp, bột khoai mì, khoai lang, bột lúa, cám mịn, bã đậu nành, bã đậu phộng.Trong thiên nhiên cá thường ăn từ tầng đáy có mức sâu từ 1-2m. Hàng năm, cá rô phi xanh có thể đẻ trứng từ 6-11 lần. Cá mái đẻ mỗi lần khoảng 200 trứng vào trong ổ tự tạo, sau đó con đực làm cho trứng thụ tinh. Trứng và cá bột được cha mẹ giữ trong miệng khoảng 2 tuần lễ. Cá đực đào tổ, cá rô phi cái ấp trứng ở trong miệng. Trứng sau khi đã thụ tinh được cá ngậm ở miệng cho tới tận lúc nở, mỗi lần đẻ 1.000 - 2.000 trứng và đẻ nhiều lần.

Loài cá đầy ở châu Á đóng băng 2 năm vẫn sống, đi bộ trên cạn khiến nước Mỹ "bật" báo động - Ảnh 4.

Loài cá rô phi xanh có thể chịu nhiệt tới 42 độ C và chịu lạnh tới 11 độ C. (Ảnh: Pixabay)

Cá rô phi xanh dễ nuôi và chịu được ở những môi trường không thuận lợi. Nó có thể sống ở môi trường nước ngọt, nước lợ (mà có thể độ mặn tới 32%o) và cả nước phèn nhẹ. Cá nói chung rất sợ nước bẩn nhưng con rô phi chịu được cả ở nguồn nước có hàm lượng amonia tới 2,4 mg/lít và lượng oxy chỉ có 1 mg/lít. Nó chịu nhiệt tới tận 42 độ C và chịu lạnh được tới 11 độ C. Giới hạn pH đối với chúng từ 5-10.

Ngoài ra, các chuyên gia của Đại học James Cook University, Australia đã phát hiện ra rằng loài cá này còn "biết đi". Chúng có thể bò qua được các hòn đảo ở Eo Torres ma không cần nước đến 6 ngày. Nguyên nhân là bởi cá rô phi xanh có cơ quan hít thở không khí. Trong những thời điểm khô hạn hơn, chúng sẽ đào sâu xuống dưới bùn để sinh tồn. Cá rô phi xanh có thể di chuyển đây đó trên cạn bằng các vây ngực và chúng thậm chí còn biết leo trèo cây. Mặc dù là loài sinh trưởng tự nhiên trong nước ngọt, nhưng loài cá này cũng có thể sống trong nước mặn.

Tại Australia, cá rô phi xanh cũng đang là mối đe dọa với các loài cá bản địa của nước này. Cá rô phi có khả năng gây nguy hiểm cho những con chim. Chúng có khả năng bóp nghẹt cổ chim bằng mang của mình.

Loài cá đầy ở châu Á đóng băng 2 năm vẫn sống, đi bộ trên cạn khiến nước Mỹ "bật" báo động - Ảnh 5.

Loài cá rô phi này còn có thể đi lại trên bờ và không cần nước tới 6 ngày. (Ảnh: Pixabay)

Trước đó, truyền thông Trung Quốc đã gây xôn xao dư luận sau khi đăng tải video con cá rô phi hồi sinh sau 2 năm bị đóng băng ở nhiệt độ -32 độ C. Lý giải cho điều này, các nhà khoa học cho biết sở dĩ cá có thể hồi sinh là nhờ một loại protein mang tên AFP - Antifreeze protein. Loại protein này có tác dụng ngăn chặn quá trình chết đi của các tế bào khi sinh vật bị đóng băng. Protein AFP sẽ bám vào các tinh thể băng trong tế bào, ngăn chặn sự phát triển, lây lan, cũng như sự kết tinh của băng nhằm bảo vệ tế bào. Đồng thời, tế bào chất cũng trở nên đặc lại, khó đóng băng hơn. Đó cũng là lý do vì sao một con cá rô phi có thể sống sót dù bị đóng băng.

Với nhiều khả năng đặc biệt như vậy, cá rô phi xanh đã khiến các nhà khoa học lo lắng rằng nếu họ không chuẩn bị tốt kế hoạch đối phó với loài cá này thì thiệt hại mà nước Mỹ và Australia phải gánh chịu sẽ cao hơn nhiều.

Xem thêm: nhc.725823380709032881-gnod-oab-tab-ym-coun-neihk-nac-nert-ob-id-gnos-nav-man-2-gnab-gnod-a-uahc-o-yad-ac-iaol/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Loài cá đầy ở châu Á đóng băng 2 năm vẫn sống, đi bộ trên cạn khiến nước Mỹ "bật" báo động”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools